Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đồ uống có cồn ngày Tết - Sát thủ của trẻ nhỏ

Ngày Tết, đồ uống có cồn trở nên rất phổ biến trên bàn tiệc, bàn tiếp khách, và ở khắp các nhà. Thỉnh thoảng khi bố mẹ được chúc một chén rượu, bé có thể tò mò muốn biết bố mẹ đang uống gì, vị ra sao, thì bố mẹ/người lớn không ngại ngần mà cho trẻ…nếm thử một chút. Một số người cho rằng hành động nà

Ngày Tết, đồ uống có cồn trở nên rất phổ biến trên bàn tiệc, bàn tiếp khách, và ở khắp các nhà. Thỉnh thoảng khi bố mẹ được chúc một chén rượu, bé có thể tò mò muốn biết bố mẹ đang uống gì, vị ra sao, thì bố mẹ/người lớn không ngại ngần mà cho trẻ…nếm thử một chút. Một số người cho rằng hành động này để “dọa” trẻ vì vị cay, lần sau sẽ không vòi vĩnh nữa. Một số khác cho rằng đây là hành động “mua vui” cho người lớn, hoặc chứng tỏ bản lĩnh, giống như bố mẹ vậy. Thậm chí, một số phụ huynh còn nhầm tưởng rằng một chút bia tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Thực tế thì, đồ uống có cồn không những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến nhận thức và thói quen của trẻ.   Tác hại liên quan đến sức khỏe: Làm tổn thương nội tạng của trẻ, đặc biệt là gan và dạ dày:     Bộ máy tổ chức các cơ quan trong cơ thể trẻ còn rất non nớt, đang trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa không thể tiếp nhận thức ăn hay đồ uống chứa quá nhiều chất kích thích. Cơ thể trẻ sẽ tốn nhiều thời gian và năng lượng hơn người lớn rất nhiều để có thể đào thải lượng chất kích thích dung nạp vào cơ thể. Chúng không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn khiến nội tạng bé bị tổn thương, nhất là gan và dạ dày.   Suy giảm khả năng miễn dịch: Đồ uống có cồn làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ. Nếu trẻ được dùng thường xuyên các loại thức uống đó, dù ít hay nhiều cũng đều khiến khả năng chống chọi bệnh tật với môi trường ngoài suy yếu. Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp như cảm, viêm phổi. Bên cạnh đó, cồn còn kích thích dạ dày tiết ra một lượng lớn axit tiêu hóa. Khi đồ uống có cồn và cả axit tích tụ trong dạ dày, bé có thể thấy buồn nôn và nôn, lâu ngày dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Nguy hại hơn các loại đồ uống có cồn này còn làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, phá vỡ rào chắn an toàn cho cơ thể vi trùng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào.   Ảnh hưởng đến trí não:     Thức uống có cồn gây ảnh hưởng đến não bộ và nhận thức là điều mà người lớn ai cũng thấy rõ. Chúng cũng làm trí não trẻ bị ảnh hưởng, khiến bé giảm trí nhớ, trí tuệ giảm sút, mất tập trung dẫn đến vận động và kết quả học tập kém. Hệ lụy lâu dài đến tinh thần và thể chất của bé.   Rối loạn quá trình phát dục: Có thể bạn chưa nghe, chưa từng biết nhưng thức uống có cồn còn nguy cơ gây rối loạn tinh hoàn, hủy hoại tế bào sinh tinh và ống dẫn tinh , ảnh hưởng tới quá trình phát dục của trẻ ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau này của trẻ. Thật không thể tưởng tượng nổi phải không bố mẹ?   Tác hại liên quan đến nhận thức và thói quen: Ảo tưởng về khả năng của mình: Khi người lớn cho trẻ uống rượu, việc được tán thưởng khiến cho trẻ hiểu lầm rằng đây là một việc rất “cool ngầu”, thể hiện được năng lực của bản thân và tự hào khi được người lớn khen ngợi, cổ vũ. hư thế, có thể bé sẽ chẳng thích thứ thức uống có cồn vừa được thử, nhưng sẽ chẳng ngại thử nhiều lần nữa để được tán thưởng. Điều này, thực sự không tốt cho bé một chút nào, phải không bố mẹ?   Dễ hình thành thói quen, gây nghiện: Không phải tự nhiên có rất nhiều người lớn thích thú hoặc nghiện 1 loại thức uống có cồn, ví dụ như rượu bia hoặc vị thơm thơm của rượu trái cây. Điều này cũng có thể xảy ra ở các em bé. Chỉ cần chiều lòng các bé vài lần, chỉ cần “tặc lưỡi” cho bé nếm thử vài lần, hay vô tình để bé nghịch ngợm và uống thử rất có thể hành động này diễn ra thường xuyên sẽ hình thành thói quen, và dẫn tới nghiện ngập.   Tăng nguy cơ nghiện ngập khi trưởng thành: Đừng nghĩ đơn giản chỉ là một trò đùa vô bổ của trẻ con, cũng đừng nghĩ bé chỉ thích thú vậy thôi, rồi sẽ quên nhanh chóng. Một nghiên cứu ở Thụy Điển đã làm mẫu thử với trẻ 13 tuổi và thấy rằng: việc trẻ được cha mẹ cho phép uống liên quan quan đến vấn đề "nghiện ngập" sau này. Một nghiên cứu ở Mỹ trong năm 1997 cho thấy các học sinh lớp 4 và lớp 6 thường chủ động uống rượu khi trước đó được cha mẹ cho phép trẻ uống một chút xíu. Như vậy, trẻ em nếm đồ uống có cồn trước 15 tuổi sẽ có nguy cơ uống một ly đầy nhiều gấp 5 lần khi chúng vào trung học và nguy cơ say xỉn gấp 4 lần khi trưởng thành.   Những thông tin trên đây, hi vọng sẽ phần nào thay đổi thói quen và nhận thức của bố mẹ về việc cho trẻ tiếp xúc với đồ uống có cồn quá sớm. Những hành động tưởng chừng như vô thưởng vô phạt nhưng dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng. Chúc gia đình một mùa Tết sum vầy ấm áp, hạnh phúc và lành mạnh nhé!