Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ bị tắc tia sữa phải làm thế nào? Vấn đề tắc tia sữa và viêm tuyến vú ở mẹ bỉm sữa

Bất kì người mẹ nào cũng muốn nuôi con mình bằng sữa mẹ, cố gắng mọi cách để con đủ sữa ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể sẽ gặp một vài khó khăn trong quá trình cho con bú. Tắc tia sữa và viêm tuyến vú chính là hai trong số các vấn đề thường hay gặp phải, vấn đề là có rất nhi

Bất kì người mẹ nào cũng muốn nuôi con mình bằng sữa mẹ, cố gắng mọi cách để con đủ sữa ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể sẽ gặp một vài khó khăn trong quá trình cho con bú. Tắc tia sữa và viêm tuyến vú chính là hai trong số các vấn đề thường hay gặp phải, vấn đề là có rất nhiều mẹ nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau, các mẹ đọc bài dưới đây để hiểu rõ và biết được các điều trị nhé!     Tắc tia sữa là gì? Tắc tia sữa xảy ra khi ống dẫn sữa bị tắc nghẽn ở một vị trí nào đó. Thông thường, tắc tia sữa hay xảy ra ở một bên vú và xuất hiện dần dần. Các mẹ có thể nhận thấy rõ dấu hiệu của tắc tia sữa là bầu ngực càng ngày càng căng, khi sờ ngực thấy cục cứng dưới da, vùng xung quanh có thể nóng đỏ hoặc sưng. Khu vực tắc tia sữa thường gây cảm giác đau cục bộ, có thể ngứa râm ran, thân nhiệt của mẹ có thể tăng nhưng thường không gây sốt cao.  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bé bú không đúng (bú sai tư thế), bé bú thất thường (do ốm, mệt, biếng ăn sinh lý, bỏ cữ …) hoặc do mẹ mặc áo lót không phù hợp, quá chật hay mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi …   Vậy còn viêm tuyến vú là gì ? Viêm tuyến vú xảy ra khi bị ống dẫn sữa bị tắc hay do nhiễm trùng. Triệu chứng khá giống với triệu chứng tắc tia sữa nhưng xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn. Mẹ có thể bị sốt cao, toàn thân đau mỏi. Khi bị viêm tuyến vú, ở mức độ nhẹ, sữa có thể thay đổi mùi vị khiến bé không thích ti mẹ. Ở mức độ nặng hơn, sữa có thể bị lẫn với mủ hoặc máu. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến vú bao gồm: ứ đọng sữa ; ống dẫn sữa hẹp ; núm vú đau, nứt, chảy máu (nứt cổ gà) ; nhiễm trùng …   Điều trị tắc tia sữa và viêm tuyến vú Về cơ bản, việc điều trị tắc tia sữa và viêm tuyến vú có những điểm chung giống nhau như sau :   1. Chườm nóng, massage nhẹ nhàng, làm trống tuyến sữa Cách dễ dàng nhất để mẹ chườm nóng khi bị tắc tia sữa hay viêm tuyến vú đó chính là tắm dưới vòi hoa sen với nước nóng (mẹ để nhiệt độ vừa phải, ở mức da mẹ có thể chịu được để tránh gây bỏng rát). Sau đó, mẹ dùng tay nhẹ nhàng massage ngực, vuốt nhẹ từ bầu ngực đến đầu vú, day nhẹ theo vòng tròn ở khu vực thấy có các cụ tắc sữa. Tuyệt đối, các mẹ đừng dùng sức để bóp nặn thật mạnh với mục đích thông tia sữa. Việc tác dụng lực lớn lên bầu ngực của mẹ có thể gây nát các ống dẫn sữa kéo theo nguy cơ bị áp xe. Sau khi chườm ấm và massage nhẹ nhàng, mẹ có thể làm trống tuyến sữa bằng cách sử dụng máy hút sữa ở mức vừa phải, vừa hút vừa kết hợp massage, day nhẹ ở các cục tắc sữa. « Máy hút sữa » tốt nhất trên đời có thể hỗ trợ các mẹ thông tia sữa đó chính là những em bé đáng yêu của chúng ta. Khi tắc tia sữa, mẹ hãy tích cực cho bé bú hơn nhé ! 2. Điều chỉnh chế độ ăn uống Mẹ cần tăng lượng nước uống lên gấp đôi trong giai đoạn này. Các bài thuốc dân gian như sử dụng đinh lăng hay bồ công anh cũng hỗ trợ mẹ trong việc thông tia sữa. Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cũng như ăn nhiều hoa quả để tăng lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Mẹ nên hạn chế sử dụng các món ăn làm từ gạo nếp hay món cháo chân giò quen thuộc vì những món ăn này chỉ làm cho việc tắc tia sữa của mẹ thêm trầm trọng.   3. Vệ sinh ngực Việc đảm bảo vệ sinh vùng ngực, nhất là đầu ti giúp mẹ hạn chế được tối đa việc vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể mẹ khi mẹ bị nứt đầu ti. Mẹ nên lau sạch ngực trước và sau khi cho con bú, mẹ nhé ! Nếu mẹ thấy tình trạng tắc tia sữa của mình có dấu hiếu nặng hơn, mẹ nên đi khám ngay để tránh nguy cơ bị viêm tuyến vú. Nếu viêm tuyến vú ở mức độ nặng, bác sĩ có thể sẽ điều trị cho mẹ bằng cách sử dụng kháng sinh kết hợp với vật lý trị liệu. Tắc tia sữa là việc hầu như mẹ sữa nào cũng trải qua ít nhất 1 lần trong quá trình cho con bú. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp mẹ hạn chế các vấn đề nặng hơn như viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú, viêm xơ tuyến vú …  Chúc các mẹ có một hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi và vui vẻ !