Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tết cứ phải ăn thịt gà luộc? Sao mẹ không thử các cách chế biến gà khác sau đây?

Món gà luộc luôn là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết, tuy nhiên  mẹ cũng nên thay đổi cách chế biến gà theo các cách sau để không bị ngán khi mãi ăn "luộc" mẹ nhé!

Món gà luộc luôn là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết, tuy nhiên  mẹ cũng nên thay đổi cách chế biến gà theo các cách sau để không bị ngán khi mãi ăn "luộc" mẹ nhé!     1/ Món gà nấu măng     a. Nguyên liệu – Gà ta: 500gr – 1 bộ trứng gà non – Măng chua: 300gr – Hành, ngò gai – Ớt trái – Gia vị: Nước mắm, bột nêm, gừng, xả – Thịt gà mẹ nên chọn thịt gà ta nấu sẽ ngon hơn vì thịt gà công nghiệp sẽ bở nấu không ngon. Thịt nên chọn phần đùi gà hoặc lườn là ngon nhất, mua về rửa sạch, xát với muối, chặt miếng vừa ăn, ướp với nước mắm, hạt nêm, gừng và xả để thịt ngấm 20 phút . – Măng chua rửa lại với nước cho bớt chua, nếu muốn giảm chua thì có thể cho đun với nước sôi để giảm chua và khử độc. Măng xé nhỏ, dài theo thớ, không nên xé miếng to như thế vừa không ngon lại nhìn không hấp dẫn.   b. Chế biến – Xào măng: Cho dầu vào chảo đun nóng già cho măng vào xào, đảo đều tay, nêm chút nước mắm, bột nêm cho vừa, xào măng thật kỹ, xào khi nào măng săn lại là được. Măng rất ăn dầu ăn nên bạn tùy vào lượng măng mà cho lượng dầu vừa phải, không nên cho nhiều sẽ khiến dầu ăn nổi váng trên bề mặt nước canh, như vậy sẽ tạo cảm giác ngấy. – Phần thịt gà, khi ướp xong thì mẹ cho gà vào xào, trứng gà non, đun thịt gà đảo đều cho gia vị được đều, khi nào gà gần chín thì cho măng vừa xào vào xào cùng. – Đảo khoảng 5 phút để gà và măng ngấm gia vị với nhau sau đó mẹ cho khoảng 2 bát tô canh nước nóng vào. – Nếu gia đình thích ăn nhiều nước thì có thể cho nhiều hơn, nhưng chú ý không nên cho nhiều vì sẽ làm loãng thịt gà và măng đấy mẹ nhé. – Đun sôi nồi gà và măng, hớt bọt nếu có, xong cho nhỏ lửa đun âm ỉ khoảng 5 đến 10 phút sau, nêm lại gia vị cho vừa ăn với khẩu vị. – Tắt bếp cho hành, ngò gai ớt xắt vào là món ăn đã hoàn thành   2/ Món gà xé phay     a. Nguyên liệu – Đùi gà (lườn): 400g – Hành tây: 1 củ – Rau răm: 1 mớ – Chanh: 1 quả – Gừng: 10g – Lạc rang: 50g – Tỏi: 1 củ nhỏ – Gia vị: muối, tiêu, đường   b. Chế biến – Sơ chế gà: Rửa sạch miếng thịt gà, mẹ nên xát muối lên da gà và miếng thịt cho sạch và rửa lại với nước sạch, sau đó cho miếng thịt gà vào nồi luộc chín với lượng nước vừa đủ, gà không nên luộc với lửa to, bạn chú ý cho lừa nhỏ để miếng thịt gà chín đều và nhớ đập thêm miếng gừng cho vào nước luộc để khử mùi tanh Khi thịt gà đã chín mẹ vớt ra và để nguội sau đó dùng tay xé phay miếng thịt gà ra, phần da gà dùng dao thái nhỏ   – Chuẩn bị gia vị: Hành tây gọt vỏ, rửa sạch cắt mỏng hình tròn và ngâm ngay vào nước đá lạnh có pha chút giấm cho hết hăng chừng 30p cho hành tái đi và sau đó rửa sạch để ráo. Rau răm nhặt sạch, rửa và thái rối. Lạc rang và bóc vỏ giã dập, mẹ không nên giã nát nhé, giã dập vừa đủ. Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn, mẹ chỉ cần dùng 2 – 3 nhánh nếu củ tỏi to   – Pha nước chấm:  Đây chính là hồn của món gỏi gà xé phay, mẹ pha nước mắm theo công thức: 1 quả chanh + 2 thìa cà phê đường + 1 muỗm nước mắm + 3 thìa nước trắng + 4 lát ớt nhỏ + tỏi băm nhuyễn và nêm lại chút cho vừa. Bát nước chấm phải nổi vị chua, ngọt, hơi mặn dậy mùi tỏi mới đạt yêu cầu của món ăn.   – Trộn gỏi gà xé phay Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì đây là bước cuối cùng của món ăn, mẹ hãy cho gà vào một âu lớn, dưới 2 thìa nước mắm vào và trộn đều để khoảng 5 phút cho gà ngấm gia vị sau đó cho hành tây và rau răm vào bát, chan thêm 2 thìa nước mắm lên trên và đảo đều tay và để bát gỏi khoảng 15 phút nữa cho gia vị ngấm vào hành và rau răm thịt gà và mẹ nhớ nêm lại món ăn sao cho vừa ăn nhất. Sau khoảng 20 phút thì mẹ có thể cùng gia đình thưởng thức món ăn ngon này, mẹ chỉ cần bày ra đĩa và rắc chút lạc rang đã đập nhỏ và rắc chút tiêu lên trên và thưởng thức.   Yêu cầu của món gỏi gà xé phay hành tây Các nguyên liệu có màu đặc trưng, gỏi gà có mùi thơm đậm, nổi vị chua, ngọt và vừa ăn, không được quá mặn, hành có giòn và không hăng và mẹ nhớ trình bày đẹp chút nhé vì như thế món ăn sẽ đẹp và hấp dẫn hơn rất nhiều.   3/ Món gà kho trứng cút     a. Nguyên liệu – 400g thịt gà (nên chọn phần gà đùi) – 20 quả trứng cút – 2 thìa nước màu – 1 củ hành khô, 1/4 củ gừng – Gia vị: Xì dầu, nước mắm, đường, hạt tiêu nguyên hạt – Phần nguyên liệu này đủ cho khoảng 3 người ăn.   b. Chế biến – Trước tiên, mẹ luộc chín trứng cút – Trong lúc chờ đợi, rửa sạch gà rồi chặt thành từng miếng vừa ăn – Thái hành khô và gừng thành từng lát mỏng. – Khi trứng chín mẹ vớt ra và ngâm trong nước lạnh khoảng 5′ rồi bóc sạch vỏ. – Có thể bỏ trứng vào chiên. Làm như vậy, khi kho, phần vỏ trứng sẽ ngấm và thơm hơn! – Cho thịt gà, trứng, gừng, hành khô, nước màu cùng các gia vị vào nồi. – Đổ thêm khoảng 1/2 bát nước con vào và đặt lên bếp kho. Ban đầu, để lửa to nhưng khi mọi thứ đã sôi rồi thì hạ lửa xuống mức bé nhất! – Kho thịt trong khoảng 30′, đến khi thấy phần nước thịt hơi keo lại là có thể tắt bếp!   4/ Món gà chiên nước mắm     a. Nguyên liệu – 2 cái cánh gà – 2 thìa đường – 2 thìa nước mắm   b. Chế biến – Rửa sạch cánh gà, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. – Xếp cánh gà vào đĩa rồi đem vi sóng khoảng 1′. Bước này sẽ giúp rút ngắn thời gian chiên mà thịt lại không bị sống ở bên trong đó. – Chiên gà ngập dầu ở lửa to cho đến khi thịt vàng đều. Nếu bỏ qua bước 2 thì ở bước này, các bạn chiên thịt ở lửa vừa nhé! – Trong lúc chờ đợi, các bạn cho 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm và 1 thìa nước vào chiếc chảo lớn. – Đặt chảo lên bếp, bật lửa nhỏ để đường tan chảy hoàn toàn thì tắt bếp. – Khi gà đã được chiên vàng, các bạn gắp vào chảo đã chuẩn bị. – Bật bếp ở lửa to, lắc đều chảo liên tục để thịt gà ngấm đều nước mắm và đường. Đến khi đường bắt đầu keo lại và chuyển sang màu vàng thì tắt bếp   5/ Món gà chiên xì dầu     a. Nguyên liệu – 2 chiếc đùi gà – 30ml xì dầu – 15ml mạch nha – 10ml rượu trắng   b. Chế biến – Trộn đều xì dầu với mạch nha và rượu trắng rồi để sang một bên. – Sau đó, bạn lọc bỏ xương gà đi. – Ướp thịt gà với một chút muối và hạt tiêu trong khoảng 5 – 10′. – Làm nóng chảo rồi cho gà vào chiên. Mẹ chú ý xếp mặt da xuống dưới và đặt 1 chiếc đĩa nặng lên miếng thịt gà để phần da được chiên đều toàn bộ. Sẽ cần cho nhiều dầu ăn và để lửa to một chút nhé! – Khi mặt da đã chín vàng, giòn thì mẹ lật mặt thịt lại và chiên tiếp đến khi thịt chín được khoảng 3/4. – Chắt bỏ hết dầu ăn ra khỏi chảo rồi đổ hỗn hợp xì dầu vào. Mẹ chú ý không đổ xì dầu lên da gà nhé! – Sau đó, đun ở lửa to đến khi nước xì dầu hơi sánh lại thì tắt bếp.   6/ Món gà hấp muối sả     a. Nguyên liệu – Gà: 01 con khoảng từ 1,0 kg – 1,5 kg, (nếu chọn được gà ta thì càng tốt); – Muối hạt: 500g; – Sả: 150g – 200g; – Rượu trắng: 30ml; – Chanh: 01 quả + 01 nắm lá chanh; – Gia vị: gừng, ớt, tiêu, bột ngọt, hành khô, hạt nêm;   b. Dụng cụ hấp món gà hấp muối sả – Nồi lớn kín hơi dùng để hấp gà; – Vỉ ngăn cách (nếu không có vỉ thì dùng bàng đĩa ăn cũng được).   c. Chế biến Sơ chế nguyên liệu – Gà: Làm sạch. Khử mùi thịt gà bằng cách ngâm gà trong nước có pha rượu trắng, gừng và một ít muối trong khoảng 03 đến 05 phút; khử mùi thịt gà để khi chế biến gà sẽ thơm ngon hơn, gà ngâm khủ mùi xong vớt ra để ráo nước chuẩn bị đưa vào hấp muối sả. – Sả: Rửa sạch, cắt khúc từ 5cm – 10 cm; phần lá giữ nguyên, phần củ thì đập dập để sả dễ phai mùi. – Lá chanh: Rửa sạch để nguyên lá; – Gừng, ớt tươi: thái lát chỉ; – Chanh: Lấy nước cốt   Ướp gia vị cho gà trước khi hấp – Trộn gia vị ướp gà: 3-4 muỗng ăn sả băm nhuyễn, 01 ít lá chanh băm nhỏ; hành khô băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê bột ngọt, thìa tiêu. – Sau khi trộn đều các gia vị trên, mẹ xát đều lên gà và để từ 15 đến 20 phút để gà ngấm gia vị.   Chuẩn bị nồi hấp – Muối hạt dải đều ở đáy nồi hấp khoảng 1,0 đến 1,5cm – Lần lượt lót sả đều trên lớp muối – Lá chanh thái chỉ và gừng thái chỉ trộn đều và dãi trên lớp sả – Đặt lớp vỉ hấp (hoặc thay thế bằng đĩa ăn cũng được   Thực hiện hấp gà – Mẹ có thể dùng một ít sả đập dập trộn đều với gừng và là chanh thái chỉ cuộn đều nhét vào trong bụng gà để hương vị sả, chanh, gừng thấm từ bên trong ra; – Đặt gà vào trong nồi hấp (không cho nước), đậy nắp kín và bắt đầu bỏ nên bếp dun nóng nồi hấp; lưu ý trong quá trình hấp nồi hơi phải kín, bếp đun đến khi nồi đủ nóng thì giảm bớt lửa và duy trì lửa ở mức nhỏ vừa phải để gà chín đều và thấm hương vị. Thời gian hấp từ 30 phút đến 45 phút tùy loại gà non hay không. Trong quá trình chờ hấp mẹ làm gia vị chấm món gà hấp muối sả như sau: – Mua muối tiêu có sẵn, trộn thêm ớt tươi thái mỏng và nước cốt chanh. Nếu không có muối tiêu sẵn thì dùng muối tinh (muối I ốt), 01 trái ớt tươi thái chỉ, 01 thìa tiêu xay và 01 thìa nước cốt chanh. Trộn đều các gia vị trên ta có muối chấm món gà hấp muối sả.   Trang trí đĩa gà – Khi gà chín; cho gà ra khay; – Chặt gà thành miếng vừa ăn sắp xếp vào dĩa ăn sau đó dải lá chanh thái chỉ lên trên dĩa gà. Trên đây là hướng dẫn các cách làm các món gà rất đơn giản cho gia đình mẹ vào những ngày Tết sắp đến, hi vọng gia đình sẽ được thưởng thức bữa ăn thật ngon miệng.