Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tắm cho em bé như thế nào là đúng? Các loại chậu tắm và 5 điều bác sĩ khuyên mẹ bầu cần nhớ khi tắm cho con!

Tắm cho bé nghe thì tưởng là dễ nhưng nhiều bậc cha mẹ do không quen nên vẫn còn lóng ngóng chân tay. Thật ra tắm cho bé không hề khó, làm nhiều chắc chắn sẽ quen! Chỉ cần khi tắm ba mẹ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết: chậu tắm, sữa tắm..cũng như chú ý một số vấn đề khi tắm cho bé là được.

Tắm cho bé nghe thì tưởng là dễ nhưng nhiều bậc cha mẹ do không quen nên vẫn còn lóng ngóng chân tay. Thật ra tắm cho bé không hề khó, làm nhiều chắc chắn sẽ quen! Chỉ cần khi tắm ba mẹ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết: chậu tắm, sữa tắm..cũng như chú ý một số vấn đề khi tắm cho bé là được.    Những điều cần chú ý khi tắm cho bé Trẻ mới sinh còn rất mong manh non nớt thì cần tắm như thế nào? Các ba mẹ nhớ chú ý những điều sau: 1. Điều chỉnh nhiệt độ nước: Vào mùa hè, nhiệt độ nước là khoảng 32 độ C, và vào mùa đông, nhiệt độ nên để khoảng 36 độ. Khuấy nước tắm thật đều để đo nhiệt độ một cách chính xác 2. Vệ sinh mặt: dùng tay để giữ đầu và cổ trẻ, sử dụng khăn xô để lau mặt, mắt mũi, xung quanh mắt và tai cho bé. 3. Gội đầu trước, tắm sau: làm ướt tóc bé rồi dùng dầu gội đầu dịu nhẹ xoa nhẹ nhàng, khi xả nước nhớ để tay che tai bé để nước không tràn vào tai. Sau đó cởi quần áo của em bé, tay trái giữ đầu và cổ em bé, giữ mông em bé bằng tay phải, lau sạch mông, và nhẹ nhàng đặt em bé vào chậu tắm. Nếu bé tí tóc thì chỉ cần làm ướt và dùng khăn lau nhẹ nhàng là được 4. Mát xa sau khi tắm: Sau khi em bé tắm xong, giữ đầu và cổ bằng tay trái, tay phải giữ cầm lấy hai chân bé nhấc ra khỏi chậu tắm, dùng khăn tắm bọc bé lại, lau khô, sau đó dùng sữa dưỡng thể hoặc dầu mát xa cho trẻ nhỏ mát xa nhẹ nhàng cho bé, cuối cùng nhanh chóng mặc quần áo để tránh cho bé bị cảm lạnh.   Các loại chậu tắm và chú ý khi mua 1. Chậu tắm thông thường (chậu hình tròn truyền thống): chậu tắm thông thường giá rẻ, nhưng không gian trái phải lại quá lớn, em bé sẽ không có cảm giác an toàn. Chậu tắm kiểu này cũng thường bị nông không đủ độ sâu. 2. Chậu tắm hình mặt trăng: Chậu tắm hình mặt trăng được ưa thích nhất là chậu tắm Shnuggle của Anh, được thiết kế theo hình dạng tử cung của người mẹ, có thể ngả hoặc ngồi trong bồn tắm, rất dễ sử dụng và chỉ cần khoảng 2 lít nước mỗi lần tắm. Thích hợp cho bé dưới một tuổi. 3. Chậu tắm gấp: Chậu gấp rất dễ mang theo và cất gọn. Các bậc cha mẹ thường xuyên phải di chuyển có thể cân nhắc kiểu này. Chậu tắm hình mặt trăng (trái) và chậu tắm gấp (phải) 4. Chậu tắm bơm hơi: Chậu tắm bơm hơi có chất liệu rất trơn và mịn không làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.Nhược điểm là thường xuyên phải bơm hơi. Khi mua, cần phải xác nhận xem đó có phải là nguyên liệu có phải PVC chất lượng cao hay không, có bền không. 5. Chậu tắm có lưới đỡ: Lưới đỡ được thiết kế để treo trong chậu tắm, giúp bé có thể nằm ngả ra mà không lo trơn trượt, thuận tiện cho cha mẹ sử dụng. 5 lời khuyên của bác sĩ khi tắm cho bé 1. Thời gian tắm: không nên quá dài, khoảng 10-15 phút là tốt nhất, để tránh cho em bé bị nhiễm lạnh hoặc bị cảm. 2. Tần suất: Vào mùa đông, bạn chỉ nên tắm 1-2 lần trong một tuần là được, và vào mùa hè có thể 2 ngày tắm một lần. Không cần thiết ngày phải ngày nào cũng tắm cho bé nhé! Ngày nào cũng tắm cho bé là không cần thiết 3. Cẩn thận khi lựa chọn đồ chơi khi tắm: Các sản phẩm đồ chơi có thể chứa chất nhựa, bisphenol A hoặc các chất độc hóa học khác. Bạn bé có thể vô tình ăn độc tố khi chơi, vì vậy cha mẹ nên chú ý xem đồ chơi có an toàn cho con chơi không nhé! 4. Không dùng sữa tắm của người lớn: Vì các sản phẩm tắm cho người lớn sử dụng có chứa chất bảo quản, nên dễ dàng kích thích làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh, vì vậy không nên dùng sữa tắm hay dầu gội đầu của người lớn cho bé. 5. Đóng kín cửa khi tắm: Khi tắm em bé, hãy chú ý đến sự thông gió trong phòng. Nếu nhiệt độ thấp vào mùa đông, bạn có thể sử dụng máy sưởi điện để giữ ấm.