Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những căn bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh - Phần 1

Sau một năm làm việc vất vả, ai cũng háo hức mong những ngày Tết để được đoàn viên cùng gia đình, đi du lịch vui chơi hay gặp gỡ bạn bè sau cả năm dài... Thế nhưng, năm nào cũng vậy, trong và sau những ngày Tết ai cũng giật mình với các con số thống kê tại các bệnh viện. Không chỉ có những ca cấp cứ

Sau một năm làm việc vất vả, ai cũng háo hức mong những ngày Tết để được đoàn viên cùng gia đình, đi du lịch vui chơi hay gặp gỡ bạn bè sau cả năm dài... Thế nhưng, năm nào cũng vậy, trong và sau những ngày Tết ai cũng giật mình với các con số thống kê tại các bệnh viện. Không chỉ có những ca cấp cứu vì rủi ro khi tham gia giao thông, bệnh nhân mắc những căn bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, dị ứng hay bệnh gan đều tăng lên đáng kể. Các mẹ hãy đặc biệt lưu ý những căn bệnh sau đây, để cùng phòng tránh cho cả gia đình, để cái Tết thật trọn vẹn và an toàn nhé! 1. Cảm cúm và nhóm bệnh về đường hô hấp Thời tiết dịp Tết trong giai đoạn giao mùa, thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa đông - xuân, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm. Bệnh cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nhưng các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản…     Giải pháp: Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, mẹ hãy khuyến khích cả nhà mình phòng tránh bệnh cảm cúm bằng những việc làm nho nhỏ dưới đây nhé: - Giữ ấm cơ thể: Mặc quần áo dài, đi giày tất, và đeo khẩu trang khi đi đường. Mẹ đặc biệt lưu ý về việc giữ ấm cổ và đôi bàn chân nhé. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh để bàn tay, bàn chân ướt, bẩn - Bổ sung vitamin cho cơ thể, để tăng sức đề kháng, tránh các virus có hại xâm nhập - Ngủ đủ giấc để cơ thể thật khỏe mạnh   2. Phiền toái do ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy Chuyện ăn uống là một trong những hoạt động rất phổ biến vào ngày Tết. Đôi khi, trong quá trình mua thực phẩm, các mẹ có thể chọn mua những thực phẩm chưa thực sự “sạch” mà không hề hay biết, nhất là trong tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan trên thị trường. Đôi khi các mẹ và gia đình sẽ ăn phải thức kém vệ sinh từ việc ăn đồ ăn dự trữ cho cả Tết. Chưa kể, việc kết hợp nhiều loại đồ ăn ngày Tết kỵ nhau, gây hại đường tiêu hóa. Biểu hiện thường thấy của ngộ độc thực phẩm là nôn ói, tiêu chảy. Bị tiêu chảy vào dịp Tết là một trong những tình trạng tồi tệ và phiền toái nhất. Tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng nên rất nguy hiểm. Khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, nếu người bệnh chưa nôn hết, hãy giúp người bệnh nôn hết phần thực phẩm gây ngộ độc ra. Nhớ để đầu người bệnh cúi thấp hơn ngực để nước nôn không tràn vào phổi gây nguy hiểm. Sau đó, cần tiếp nước cho người bệnh với nước dừa, nước cam, ăn cháo loãng hay truyền nước biển. Sau đó, để ổn định sức khỏe, người bệnh nên ăn các thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ. Nếu áp dụng mọi biện pháp trên, mà người bệnh vẫn nôn không ngừng, sốt nặng hơn, đi ngoài ra máu thì nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp cứu chữa.     Giải pháp để phòng tránh ngộ độc thực phẩm: - Chọn mua thực phẩm an toàn và tin tưởng - Chú ý khâu chế biến và bảo quản thực phẩm - Rửa sạch dụng cụ trước khi sử dụng - Vệ sinh nhà bếp, vật dụng nhà bếp và đặc biệt là tủ lạnh trước khi Tết đến - Rửa tay trước khi ăn   3. Táo bón – căn bệnh “tế nhị” ngày Tết Trong những ngày Tết, chúng ta thường ăn rất nhiều món giàu đạm như thịt gà, giò chả, nem... hay đồ ngọt như bánh kẹo, đã vậy lại ăn rất ít rau củ, trái cây. Chưa kể tới việc, ngày Tết thường có nhiều món chua, đồ muối chua, dịch vị dạ dày tiết nhiều hơn nên tình trạng táo bón sẽ càng nặng hơn. Một nguyên nhân nữa là trong những ngày này, nhiều người phải uống rượu bia, cà phê, nước ngọt. Trong khi cơ thể bị mất nước bởi ảnh hưởng từ các đồ uống này, chúng ta lại lãng quên việc uống nước. Đây cũng là lý do dẫn đến táo bón trong những ngày Tết này.     Giải pháp: - Dù sống trong những ngày Tết tràn trề những món ngon, thì mẹ cũng đừng quên bổ sung rau xanh, chất xơ cho cả gia đình. Lượng chất xơ khuyến cáo mỗi ngày trung bình 300g, chứa trong rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc còn nguyên cám, các loại đậu… - Cũng đừng quên uống đầy đủ nước, và tránh các loại nước ngọt, bia rượu, café quá nhiều - Hạn chế những món cay nóng, nhất là gia vị như ớt, tiêu, quế, gừng… - Chăm chỉ vận động, đi lại   4. Dị ứng hoa ngày Tết Vào mùa xuân, khi cây cối đâm chồi, trăm hoa đua nở thì tỷ lệ dị ứng tăng cao nhất trong năm. Nếu không cẩn thận khi lựa chọn hoa trong ngày Tết, cũng như không chú ý đến sức khỏe những thành viên trong gia đình, rất có thể gia đình sẽ vô tình “rước bệnh vào thân”. Ngoài ra, trong những ngày Tết, nhiều vật dụng trang trí nhà như cây cảnh, hoa chơi Tết có thể phát tán phấn hoa gây bệnh viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng. Thêm nữa, chúng ta có xu hướng du xuân ngoài đường nhiều hơn vào dịp Tết. Khói bụi ô nhiễm ngoài đường cũng vô tình tấn công mắt, mũi. Thời tiết càng ẩm thì không khí càng ô nhiễm, bệnh càng có thể nặng hơn.     Giải pháp: - Tránh mua và trưng Tết các loại cây/hoa gây dị ứng (Hoa cúc, hoa tuylip, lục bình, hoa loa kèn, hoa nghệ tây, các loại hoa hồng có hương thơm, cây si, một số loại địa lan, cây thài lài, lưỡi cọp…) - Mua các loại cây/hoa an toàn: Cây ngọc trâm, hoa phong lữ, hoa mẫu đơn, hoa huệ tây, hoa lily - Nếu thấy xuất hiện trạng thái khó chịu ở mắt, tốt nhất không nên dụi mắt. Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng hoặc nước mắt nhân tạo để rửa trôi tác nhân gây dị ứng sau đó đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời. - Nên đeo khẩu trang, đeo kính chống bụi, chống nắng cẩn thận khi ra đường   5. Bệnh về gan – nỗi nhức nhối về vấn đề sức khỏe     Trong những ngày lễ, nhiều người trong chúng ta đã quên đi việc phải duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện lành mạnh. Thay vào đó, chúng ta ăn uống không theo giờ giấc, ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, ít xơ… Sự rối loạn này có thể dẫn đến tích tụ mỡ trong gan, gây ra "nhiều vấn đề khác nhau như bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì, bệnh tim và thậm chí cả ung thư gan. Bên cạnh đó, trong dịp Tết, lượng rượu bia nạp vào cơ thể thường lớn hơn nhiều so với ngày thường khiến gan thường xuyên phải chịu đựng một lượng rượu bia vượt quá khả năng giải độc. Trong cả bia và rượu đều có cồn (etanol), khi cồn vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde - một chất độc được chuyển hóa chủ yếu ở gan để thành CO2 và nước. Tuy nhiên gan chỉ chuyển hóa được một lượng acetaldehyde nhất định trong mỗi giờ. Lượng acetaldehyde tồn đọng lại trong gan sẽ phá hủy tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính rất nguy hiểm. Giải pháp: - Ăn uống lành mạnh, khoa học - Hạn chế rượu bia, chất kích thích. Nếu buộc phải uống, hãy lưu ý nguyên tắc sau đây: Không uống lúc đói, nên uống từ từ, sau khi uống cần nghỉ ngơi hoặc dùng thứ uống giải bia rượu... - Sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên (gấc, khổ qua, tỏi, củ cải…) để làm mát gan, giải độc, hạ men gan..   Hãy để ngày Tết thực sự là một dịp tận hưởng niềm vui bên gia đình, bè bạn, không còn âu lo và mỏi mệt khi những căn bệnh ghé thăm bằng những kiến thức hữu ích trên đây nhé. Chúc cả gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và rộn ràng niềm vui! Mami đọc tiếp phần 2 tại đây nhé: Những căn bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh - Phần 2