Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chăm sóc trẻ sơ sinh ăn dặm đúng cách

Khi bé chạm mốc 6 tháng tuổi thì bé đã bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi đây là lúc bé chuẩn bị bước vào thời kỳ ăn dặm. Đây là thời điểm mẹ giới thiệu cho bé các thực phẩm hằng ngày. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nên còn lo lắng trong việc này. 

Khi bé chạm mốc 6 tháng tuổi thì bé đã bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi đây là lúc bé chuẩn bị bước vào thời kỳ ăn dặm. Đây là thời điểm mẹ giới thiệu cho bé các thực phẩm hằng ngày. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nên còn lo lắng trong việc này.  Hãy cùng với Somostore khám phá xem cách giúp bé ăn dặm như thế nào cho hợp lý nhé. Mong rằng kiến thức mà Somostore chia sẻ có thể một phần nào giúp cho mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc giúp bé ăn dặm đúng cách. Khi nào mẹ nên cho bé ăn dặm [caption id="attachment_1198" align="alignnone" width="800"] Khi nào mẹ nên cho be ăn dặm[/caption]  Theo chuyên mục góc của mẹ đa số các bà mẹ thường lầm tưởng rằng khi bé đủ 6 tháng tuổi thì có thể cho bé ăn dặm. Tuy nhiên đây là quan niệm sai không phải là tiêu chuẩn duy nhất. Mẹ cần chú ý khi bé có các dấu hiệu sau thì hãy cho bé ăn dặm: + Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh nở + Bé biết giữ cho đầu mình thẳng và có thể tự ngồi dậy. + Biết đưa môi dưới lên trước để nhận thức ăn từ thìa + Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó (từ chối thức ăn không thích). + Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào miệng bé cũng đẩy ra, trừ núm vú). + Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa. + Bạn hãy chọn đúng thời điểm bé đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc hành trình ăn dặm cùng con yêu ! Ăn dặm như thế nào cho đúng cách [caption id="attachment_1199" align="alignnone" width="800"] Như những thay đổi khác đến với bé một cách tự nhiên ăn dặm cũng vậy, việc ăn dặm nên được thực hiện một cách từ từ. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm vào giữa cữ sữa mỗi ngày một lần. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn nên là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính mỗi ngày một lần khi cho bé ăn dặm[/caption] Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần Ban đầu mẹ nên lưu ý cho bé cho bé ăn dặm bằng muỗng tránh việc làm tổn thương răng của bé vì trong thời điểm này răng của bé chưa cứng cáp. Mẹ nên bắt đầu với việc cho bé ăn một chút bằng cách pha loãng thực phẩm ăn dặm để bé tập làm quen. Ăn từ ngọt đến mặn Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn bằng cách cho bé dùng cách thực phẩm bổ sung nhiều vitamin giúp tăng sức đề kháng như táo hay chuối. Đây là các thực phẩm có vị gần giống sữa mẹ nên mẹ không cần phải thay đổi đột ngột. Cách tốt nhất giúp bé hấp thu dễ dàng hơn đó là mẹ nên nghiền thực phẩm mềm và thành miếng nhỏ giúp bé hấp thu hiệu quả hơn. Sau khi bé đã quen với thực phẩm ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn các thực phẩm khác như rau hay thịt cá. Làm quen với các thực phẩm mới trong 5 đến 7 ngày Đây là cách tốt nhất giúp mẹ có thể phát hiện xem con có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này nếu bé không có biểu hiện gì lạ mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng các thực phẩm khác. Nếu mẹ vẫn không yên tâm có thể đến bệnh viện y tế gần nhất để thăm khám cho bé. Nếu bé có tình trạng không muốn ăn thì mẹ hãy tạm ngưng và cho bé ăn lại vào vài hôm sau. Mẹ nên cân nhắc cho bé sử dụng các loại sản phẩm bổ xung nhiều canxi và vitamin cho bé. Vì đây là thời kì vàng giúp bé phát triển khỏe mạnh nên việc bổ xung thực phẩm dinh dưỡng là rất cần thiết cho bé. Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm [caption id="attachment_1200" align="alignnone" width="800"] Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm[/caption] Khi bé đã quen với việc ăn dặm, bạn nên cho bé ăn chén bột hoặc cháo hoàn chỉnh với bốn nhóm thực phẩm sau: Nhóm cung cấp bột đường: gạo, bột, khoai. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm không nên trộn thêm gạo nếp (gây đặc khó ăn), không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vì dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ.Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn. Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn đa dạng thịt bò, cá, tôm, cua... (khi sang tháng tuổi thứ 7). Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 6:4, do đó nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, oliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A. Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột, cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân.Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên chọn phần lá rau xanh mềm và bỏ phần cuống rau để tránh gây lợn cợn. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp mẹ có thể cho ăn dặm đúng cách giúp cho bé phát triển khỏe mạnh. Xem thêm: Quà tặng cho bà bầu ý nghĩa vào dịp 20/11