Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bà bầu đi máy bay, những điều nên biết?

Di chuyển bằng đường hàng không luôn là lựa chọn tiện lợi với tất cả mọi người, đặc biệt là bà bầu. Vậy bà bầu cần chuẩn bị những gì, cần lưu ý những gì để có một chuyến bay an toàn và thoái mái nhất? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé! Bà bầu có thể đi máy bay không? Nếu bạn có một

Di chuyển bằng đường hàng không luôn là lựa chọn tiện lợi với tất cả mọi người, đặc biệt là bà bầu. Vậy bà bầu cần chuẩn bị những gì, cần lưu ý những gì để có một chuyến bay an toàn và thoái mái nhất? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé!   Bà bầu có thể đi máy bay không?   Nếu bạn có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh có thể hoàn toàn an tâm đi máy bay. Tuy nhiên để chắc chắn mẹ bầu cũng nên nên hỏi ý kiến bác sĩ phụ sản trước khi quyết định đặt chuyến bay. Theo lời khuyên từ các bác sĩ có kinh nghiệm, phụ nữ mang thai ở tuần từ 18 đến 24 đi máy bay là an toàn nhất cho thai nhi. Thời gian này cơ thể mẹ và thai nhi đã ổn định, mẹ không còn bị ốm nghén, sức khỏe của mẹ cũng tốt hơn và khả năng sảy thai sẽ thấp. Các chuyến bay của mẹ bầu chỉ nên kéo dài tối đa từ  4- 5 giờ đồng hồ.   Khi nào thì bà bầu không nên đi máy bay? Bà bầu nên tránh đi máy bay nếu có thể: Mang thai sinh đôi, sinh ba nặng nề mà phải đi một mình, mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, có bất thường về nhau thai, có triệu chứng đau bụng co thắt hoặc chảy máu âm đạo, có dấu hiệu sinh non hoặc có tiền sử máu vón cục kể cả trước khi mang thai. Các hãng hàng không rất hạn chế phụ nữ mang thai sau 36 tuần hoặc 32 tuần nếu bạn mang thai đôi. Nguy cơ đông máu đối với những mẹ bầu phải di chuyển trên chuyến bay dài hơn 5 giờ có thể xảy ra. Các phương tiện có độ cao 3000 m so với mặt nước biển vì em bé trong bụng sẽ có thể bị thiếu oxy.   Những lưu ý cho bà bầu đi máy bay     1. Tìm hiểu quy định của hãng bay Các hãng hàng không khác nhau có những quy định, luật lệ khác nhau dành cho phụ nữ mang thai. Hãy tra cứu thông tin trên website chính thức của hãng hàng không bạn chọn. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho chuyến bay (sổ khám thai, phiếu siêu âm, kết quả dự ngày sinh,...), hành lý, vật dụng cá nhân tuy nhiên không nên mang theo quá nhiều.   2. Chuẩn bị giấy tờ Bà bầu đi máy bay cần chuẩn bị giấy khám thai, sổ khám thai nên khám ở bệnh viện của nhà nước (bệnh viên công) vì 1 vài hãng yêu cầu (đặc biệt là Vietnam Airlines). Bạn hỏi lại tổng đài hãng bay cho chắc chắn điều kiện nhé. – Hành khách mang thai dưới 28 tuần: khi làm thủ tục check- in, ngoài việc cung cấp giấy tờ tùy thân, cần cung cấp sổ khám thai hoặc phiếu siêu âm chứng minh được tuần tuổi của thai nhi. Hành khách sẽ được yêu cầu ký vào Bản tuyên bố giới hạn trách nhiệm tại sân bay. – Hành khách mang thai từ 28 tuần đến dưới 36 tuần: khi làm thủ tục check – in, ngoài việc cung cấp giấy tờ tuỳ thân cần cung cấp sổ/giấy khám thai hoặc giấy khám sức khỏe có ngày khám không quá 07 ngày so với ngày khởi hành. Hành khách sẽ được yêu cầu ký vào Bản tuyên bố giới hạn trách nhiệm tại sân bay. – Hành khách mang thai từ 36 tuần trở lên: Một số hãng hàng không có quyền từ chối bà bầu 36 tuần trở lên vì yếu tố an toàn.     3. Hành lý cho bà bầu Hành lý cho bà bầu đi máy bay tốt nhất nên là những thứ nhẹ nhàng và cần thiết trên chuyến bay thôi ví dụ như: khăn mềm, bộ áo quần sơ cua phòng khi nôn hay bị bẩn đồ, đồ ăn vặt gọn nhẹ, chai nước suối nhỏ... Khi lên máy bay, bà bầu nên nhớ hãy nhờ nhân viên hoặc khách đi cùng đặt túi xách tay lên khoang chứa hàng nhé và lấy xuống hộ. Mẹ bầu bí tránh với cao.     4. Không đi qua cưả scan So với người bình thường thì phụ nữ mang thai có điểm khác biệt khi đi máy bay đó là không nên đi qua cửa scan tại sân bay mà nên đi qua lối đi riêng hoặc nhân viên sẽ tắt máy scan để mẹ đi qua và sẽ phải rà soát cơ thể, chỉ cần mẹ thông báo cho nhân viên an ninh sân bay biết bạn đang mang thai là được.   5. Vấn đề sức khỏe Nếu cảm thấy sức khỏe của mình không được tốt, các mẹ bầu trước khi đặt vé, hay trước chuyến bay nên đi khám để kiểm tra sức khỏe, xin lời tư vấn của bác sẽ đề phòng những chuyến không mong muốn có thể xảy ra.     6. Phòng chống say máy bay Khi mang thai, cơ thể thay đổi rất nhanh chóng. Ngày đặt vé, bạn còn cảm thấy rất khỏe khoắn nhưng ngày lên máy bay, có thể bạn sẽ phải trải qua cơn say tồi tệ nhất trong đời. Hãy mang một chút đồ ngọt, vài lát gừng tươi và nhớ chỉ ăn nhẹ nhàng trước khi khởi hành   7. Nên bay cùng người thân Đối với trường hợp phụ nữ mang thai ở những tuần cuối của thai kì, nên đi máy bay cùng với người thân để họ có thể hỗ trợ bạn khi cần thiết.     Mẹo giúp mẹ bầu đi máy bay khỏe mạnh Uống nhiều nước Trong quá trình thai nghén, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai.     Giảm cảm giác buồn nôn Nếu bạn hay bị cảm giác bồn chồn, nôn nao hay mỏi chân thì bạn có thể uống bổ sung viên magiê, phốtpho hoặc một chút nước muối trước khi lên máy bay 1 tiếng. Mang theo đồ ăn nhẹ Mẹ bầu nhớ chọn những đồ ăn nhẹ dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe để mang theo mình. Tuỳ thuộc vào chuyến bay và thời gian nghỉ kéo dài bao lâu, bạn sẽ điều chỉnh số lượng đồ ăn nên mang đi. Bạn sẽ phải cảm ơn chúng vì đã giúp mình giải quyết những cơn đói rất nhiều đấy!   Chọn ghế bên ngoài lối đi. Mọi người đều biết bà bầu nào cũng dành phần lớn thời gian cho việc đi vệ sinh, vì thế hãy chọn ghế ngồi bên ngoài lối đi để chuyến bay của bạn được thoải mái hơn. Nếu bạn bị mắc kẹt với ghế ngồi cạnh cửa sổ, bạn cũng sẽ khiến người ngồi cạnh khó chịu khi phải liên tục khép mình nhường lối cho thân hình “bầu bí” của bạn đi qua. Nhất là bạn hay đi vệ sinh do uống nước nhiều. Mang đồ gọn nhẹ. Đây là lời khuyên hữu ích mà bạn nên tuân theo, đặc biệt nếu bạn đi máy bay một mình. Hãy mang đồ gọn nhẹ, và để lại những đồ lỉnh khỉnh không cần thiết ở nhà. Đi máy bay với những túi xách nặng nề sẽ khiến bạn di chuyển khó khăn, không theo kịp các hoạt động nhanh chóng ở sân bay, thậm chí còn khiến bạn kiệt sức khi mang vác. Điều chỉnh dây an toàn Bà bầu nên để dây an toàn nằm dưới bụng của mẹ bầu, điều chỉnh dây sao cho bạn cảm thấy thoải mái vừa vặn.     Mang theo gối. Hãy mang chiếc gối yêu thích theo chuyến hành trình này cùng bạn. Có những chiếc gối dễ gập gọn bỏ được vào túi xách một cách dễ dàng. Nếu bạn không muốn chợp mắt thì việc có một chiếc gối sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi phải ngồi ghế lâu. Nếu chẳng may quên không mang theo, bạn có thể hỏi tiếp viên để mượn một chiếc trên máy bay. Đi lại trên máy bay. Nếu bạn có một chuyến bay dài, việc đi lại cần thiết hơn bao giờ hết. Thỉnh thoảng đứng dậy và đi lại rất tốt cho mẹ bầu, làm như vậy sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ bị chuột rút, sưng mắt cá chân hay bị tụ máu. Nếu máy bay không đủ lớn để đi bộ, ít nhất bạn cũng nên đi vệ sinh thường xuyên để đỡ mỏi người và tránh nguy cơ chuột rút. Mẹ bầu bị ù tai Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng ù tai thì mẹ có thể dùng mẹo nuốt nước bọt nhiều lần hoặc ngáp. Còn nếu vừa nghẹt mũi vừa ù tai thì bạn chỉ cần bịt chặt mũi rồi dùng hơi đẩy ra phía ngoài để nghe bình thường là được.     Di chuyển bằng máy bay được cho là phương tiện an toàn nhất cho bà bầu, tuy nhiên mẹ cần lưu ý những quy định của hãng bay cũng như các mẹo đi máy bay dành cho bà bầu đã được chia sẻ trong bài viết để có một chuyến bay vui vẻ và an toàn. Xem thêm:  Cách chống say tàu xe cho mẹ bầu an toàn nhất