Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Túi noãn hoàng và vai trò với sự phát triển thai nhi

Rất nhiều mẹ đều rất băn khoăn khi cầm phiếu siêu âm thấy ghi có túi noãn hoàng hoặc chưa thấy túi noãn hoàng trong giai đoạn đầu mang thai. Vậy túi noãn hoàng là gì nhỉ? Vai trò của nó là gì? Các mẹ dùng đọc bài này để hiểu hơn nhé!

Rất nhiều mẹ đều rất băn khoăn khi cầm phiếu siêu âm thấy ghi có túi noãn hoàng hoặc chưa thấy túi noãn hoàng trong giai đoạn đầu mang thai. Vậy túi noãn hoàng là gì nhỉ? Vai trò của nó là gì? Các mẹ dùng đọc bài này để hiểu hơn nhé! Túi noãn hoàng và túi yolksac Tên gọi tuy có chút khác biệt nhưng túi noãn hoàng và túi yolksac đều là một. Đây là cấu trúc đầu tiên được hình thành từ phôi. Thông thường, từ khoảng tuần thứ 5, khi siêu âm sẽ có thể nhìn thấy túi noãn hoàng này các mẹ ạ.   Vai trò túi noãn hoàng Phôi thai trong thời kì đầu được cung cấp dinh dưỡng từ túi noãn hoàng này. Trong khoảng 2 tháng đầu khi mang thai, túi noãn hoàng có nhiệm vụ tạo mạch và tạo huyết. Sau đó, khi thai nhi phát triển lớn hơn, túi noãn hoàng hoàn thành nhiệm vụ của mình và sẽ tiêu biến. Do đó, khi mẹ thấy trên phiếu siêu âm có ghi thấy hình ảnh túi noãn hoàng thì cứ yên tâm nhé, thai nhi đang phát triển mà. Nếu như trong giai đoạn đầu, phôi thai không có túi này, có thể sẽ ngừng phát triển.   Kích thước túi noãn hoàng Trong giai đoạn thai nhi từ 5 đến 10 tuần, thông thường kích thước túi noãn hoàng không vượt quá 5,6mm. Nếu túi noãn hoàng vượt quá kích thước này, thai phụ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao và mẹ cũng đang gặp rắc rối với sức khỏe của chính mình. Khi đi khám thai, các mẹ cần trao đổi kĩ với bác sĩ xem túi noãn hoàng của mình to hay dày. Nếu kích thước túi noãn hoàng to thì điều này có xác suất nguy hiểm khá cao, trong khi 93% trường hợp túi noãn hoàng dày không gây ảnh hưởng đến thai phụ. Bên cạnh đó, do phôi thai có thể nhìn thấy từ tuần thứ 5 và tim thai thường xuất hiện từ khoảng tuần thứ 6 và thứ 7; nên nếu đến tuần thứ 6 siêu âm không thấy túi noãn hoàng, các mẹ cần kiểm tra thật kĩ đề phòng sảy thai, thai lưu hay thai bất thường. Tất nhiên, không mẹ nào muốn những điều không tốt xảy ra đối với con của mình. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, mẹ cần xử lý thai bị hỏng sớm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ nhé.   Trong quá trình mang thai, nếu có bất kì điều gì mẹ không hiểu hay còn băn khoăn, mẹ đừng ngại trao đổi ngay với bác sĩ để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.