Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết - Phần 3: Sự phong phú của miền Nam

 Cũng giống như phong tục của miền Bắc hay miền Trung, Tết của người miền Nam cũng có các món ăn truyền thống không thể thiếu. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam luôn được nhớ đến với sự phong phú về mùi vị cùng màu sắc nổi bật của từng món ăn. Dưới đây là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngà

  Cũng giống như phong tục của miền Bắc hay miền Trung, Tết của người miền Nam cũng có các món ăn truyền thống không thể thiếu. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam luôn được nhớ đến với sự phong phú về mùi vị cùng màu sắc nổi bật của từng món ăn. Dưới đây là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam:   1. Bánh tét     Khác với bánh tét miền Trung, bánh tét miền Nam có hai loại là bánh tét nhân mặn và bánh tét nhân ngọt. Với bánh tét nhân mặn, ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau. Bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.   2. Dưa củ kiệu ăn với tôm khô     Nếu miền Bắc có dưa hành, miền Trung có dưa món thì miền Nam có dưa củ kiệu. Củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ cứ 1 lớp củ kiệu thì cho 1 lớp đường cát trắng rồi đậy kín để kiệu tự chảy ra nước, khoảng 10 ngày là ăn được. Tuy nhiên, món dưa củ kiệu của người miền Nam không phải ăn kèm với bánh chưng, bánh tét mà lại ăn kèm với tôm khô. Vị chua của dưa củ kiệu hòa lẫn với vị mặn ngọt của tôm khô tạo nên một hương vị hết sức độc đáo, lạ miệng.   3. Thịt kho tàu     Món ăn phổ biến nhất trong ngày Tết của miền Nam là thịt kho tàu, còn được gọi là thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa. Tết ở miền Nam không thể thiếu nồi thịt kho tàu. Thịt phải là miếng ba rọi ăn mới không khô, kho với trứng vịt và nước dừa xiêm, miếng thịt mềm rục mà không nát, ăn kèm với dưa giá.   4. Dưa giá     Ngoài dưa củ kiệu thì dưa giá cũng thường được người Nam chọn làm món “giải nhiệt” trong những ngày Tết. Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết. Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.   5. Xôi vò     Xôi vò được mệnh danh là “đệ nhất xôi” của người miền Nam và không thể thiếu trong những mâm cỗ Tết. Món ăn này đã trở thành truyền thống trong mỗi dịp tết nguyên đán hàng năm và được rất nhiều người ưa chuộng. Xôi vò đơn giản, không cầu kỳ, được làm từ ba nguyên liệu chính là nếp, đậu xanh và nước cốt dừa nhưng lại mang hương thơm và sức quyến rũ mê li.   6. Lạp xưởng     Ngoài việc có mặt trong những bữa cơm, lạp xưởng còn là thức quà giản dị mà bà con hay tặng người thân, người quen trong dịp Tết. Ở miền Nam có nhiều loại lạp xưởng như thịt tươi, thịt khô, thịt nạc, tôm, cá… Người Nam thường chiên lạp xưởng bằng nước (không dùng dầu) bởi cách này giúp cho món ăn vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.   7. Khổ qua/mướp đắng dồn thịt     Canh khổ qua được nấu từ những trái khổ qua tươi, cạo bỏ ruột rồi nhồi thịt băm nhỏ vào bên trong, rồi dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua, khi ăn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt. Bên cạnh là một món ăn ngon miệng, có tác dụng thanh mát cơ thể, món này còn được ăn vào dịp đầu năm với ý nghĩa cầu mong mọi chuyện không vui sẽ qua đi, một năm tươi sáng sẽ đến với mọi gia đình.   8. Bánh tráng cuốn     Để chống ngán sau khi ăn những món quá nhiều thịt mỡ, người Nam thường ăn bánh tráng cuốn, vừa bổ sung thêm rau xanh, vừa dễ ăn. Những miếng bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Bánh tráng được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạp xưởng và các loại rau gia vị khác nhau. *** Không chỉ riêng Sài Gòn là mảnh đất mà người người tứ phương đổ về sinh sống, các tỉnh thành khác ở miền Nam cũng là nơi an cư lạc nghiệp của không ít người dân miền Bắc, miền Trung đi vào. Sự giao thoa văn hóa ấy cộng hưởng với chất liệu mộc mạc, phóng khoáng của đất và người miền Nam đã tạo nên một màu sắc ẩm thực phong phú và đa dạng cho vùng đất này. Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thể thêm sự góp mặt của món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Vì vậy, món ăn ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn.   Bài liên quan: Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết - Phần 1: Nét tinh tế của miền Bắc Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết - Phần 2: Vị đậm đà của miền Trung