Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kiêng khem cho mẹ bầu ngày Tết theo quan niệm dân gian

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ngoài những lưu ý dành cho mẹ bầu thông thường thì nhiều chị em bầu bí vào ngày Tết Âm lịch vẫn thường kiêng một số điều theo quan niệm dân gian để mang lại tài lộc và may mắn suốt năm.1. Kiêng tắm ngày tất niênNhiều vùng miền nước ta vẫn giữ phong tục tắm tất n

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ngoài những lưu ý dành cho mẹ bầu thông thường thì nhiều chị em bầu bí vào ngày Tết Âm lịch vẫn thường kiêng một số điều theo quan niệm dân gian để mang lại tài lộc và may mắn suốt năm. 1. Kiêng tắm ngày tất niên Nhiều vùng miền nước ta vẫn giữ phong tục tắm tất niên vào tối cuối cùng của năm cũ. Vào chiều 30 Tết, các gia đình sẽ chuẩn bị sẵn nước lá để “tẩy trần” cơ thể, chuẩn bị cho một năm mới hanh thông. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm rằng bà bầu tắm tối tất niên sẽ làm ảnh hưởng đến năm mới của cả gia đình. Mang thai dịp Tết mẹ nên chú ý đến những tập tục địa phương, nên hỏi kỹ gia đình để tránh những điều không hay. Tuy không có cơ sở khoa học về chuyện mẹ bầu tắm tối tất niên ảnh hưởng tới gia đình, nhưng về thực tế, khi mẹ bầu tắm vào thời điểm này dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu có thể lau sơ người vào thời điểm sớm hơn. 2. Kiêng đón giao thừa Một vài nơi, bà bầu thường phải kiêng đón giao thừa vì nhiều người quan niệm rằng đây là lúc giao hòa giữa trời và đất. Lúc này, thế giới âm và thế giới dương mở cửa và hòa trộn với nhau. Nếu đợi đón giao thừa, bà bầu dễ sẩy thai và khi sinh ra, em bé sẽ có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng. Dù vậy, quan niệm này không có ai kiểm chứng.   Tuy nhiên, xét về mặt sức khỏe cho mẹ và con, bà bầu không nên thức khuya đón giao thừa. Thai phụ thức đến 12 giờ đêm là quá thời gian ngủ bình thường nên sẽ có hại cho thai nhi. Hơn nữa, thời tiết giao thừa thường lạnh, việc mặc áo ấm chỉ có tác dụng giữ nhiệt bên ngoài. Cơ thể mẹ bên trong vẫn nhạy cảm với lạnh. Khi lạnh, mạch máu sẽ co lại và không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. 3. Kiêng “xông nhà” ngày Tết Mang thai ngày Tết, mẹ bầu còn phải chú ý đến quan niệm ''xông nhà'' ngaỳ Tết. Nhiều địa phương quan niệm, người “xông nhà” ngày Tết chính là người đến chúc Tết đầu tiên. Theo đó, họ cho rằng nếu người “xông nhà” khỏe mạnh, tài giỏi, thành đạt thì năm đó gia đình sẽ làm ăn tấn tới. Có gia chủ kỹ lưỡng hơn còn đi xem tuổi “xông nhà” và nhờ người phù hợp đến nhà vào sáng mùng 1 Tết. Thông thường, người "xông nhà" là đàn ông, ít khi là phụ nữ và đặc biệt nhiều nơi kiêng kỵ việc bà bầu đến "xông nhà".   Do đó, bà bầu nên chú ý không nên đi chúc Tết vào ngày mùng 1 kẻo vô tình trở thành người “xông nhà” cho họ hàng, người thân, gia chủ có thể sẽ không lấy gì làm vui vẻ mà đón tiếp bạn. 4. Kiêng quét nhà Người Việt quan niệm ngày đầu năm mới cần kiêng việc quét nhà và đổ rác để tránh quét đi tiền bạc, tài lộc đến với gia đình, bà bầu cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, việc tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn dễ khiến các mẹ bầu bị dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai. 5. Kiêng ngồi/đứng giữa cửa nhà Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Ngày Tết, để tránh những điều không hay, mẹ bầu nên chú ý chỉ ngồi ở những nơi kín đáo trong nhà. Khi có khách đến chúc Tết, mẹ bầu nên đứng gọn, không nên đi lại nhiều ở phòng khách, điều này cũng tránh va quẹt rơi vỡ đồ vì ngày Tết thường bày nhiều đồ trang trí. Thay vào đó mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn như đọc sách báo, nghe nhạc...nên để việc tiếp khách cho chồng hay người thân trong gia đình lo.   6. Kiêng mặc quần áo màu trắng đen Mang bầu ngày Tết mẹ bầu thường gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa trang phục mặc Tết, nhiều mẹ bầu thường chọn màu đen để dáng người trông gọn gàng hơn. Tuy nhiên, người xưa quan niệm hai màu trắng, đen là màu của tang lễ và chết chóc cần kiêng mặc vào đầu năm. Ngày Tết vui vẻ, mẹ bầu không cần quá lo lắng về màu sắc trang phục, nên chọn những bộ trang phục có màu sắc tươi sáng như hồng, đỏ, vàng, xanh... trong 3 ngày Tết để mang lại sự vui vẻ sáng sủa.   7. Kiêng cãi vã, to tiếng Để khởi đầu một năm mới suôn sẻ nhẹ nhàng, người xưa quan niệm rằng, nếu ngày đầu năm to tiếng, cãi vã thì cả năm sẽ gặp xui xẻo.   Suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường mang tâm trạng khó chịu vì cơ thể có nhiều thay đổi, không những ngoại hình mà cả tâm sinh lý cũng biến đổi, thường bị mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm, mẹ bầu nên cố gắng bình tĩnh trong mọi việc để giữ hòa khí. Bên cạnh đó, tâm trạng bị kích động mạnh sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi. 8. Kiêng làm vỡ đồ đạc Ông bà xưa cho rằng làm rơi vỡ đồ đạc vào ngày đầu năm sẽ là điềm báo không tốt cho cả năm. Vì thế khi dọn dẹp nhà cửa, mẹ bầu vốn dĩ khó di chuyển nên càng cần đặc biệt chú ý với những đồ vật như thủy tinh, sành sứ... Tốt nhất mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi, hạn chế việc đụng chạm đồ đạc, tránh những đổ, vỡ không hay, cũng vừa nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.   9. Kiêng nói những điều xui Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Nhất là bà bầu vì chuyện sinh nở khó lường. Bởi vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”. Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình. Cuối cùng, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, kiêng kỵ khác nhau, bà bầu càng đặc biệt chú ý, hãy ghi nhớ và tránh phạm phải để đón một năm mới an lành, sung túc, phát tài phát lộc và chào đón thành viên mới trọn vẹn. Chúc bạn và gia đình năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng! * Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo. Có những kiêng kỵ không còn phù hợp với đời sống hiện đại hoặc thay đổi tùy theo từng địa phương.