Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Các loại lá tắm truyền thống phổ biến dùng cho trẻ sơ sinh

Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều cách dùng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh với tác dụng phòng ngừa, chữa trị nhiều bệnh ngoài da như rôm sảy, nổi mề đay, viêm da cơ địa hoặc bị hăm, lở loét, cảm cúm... rất hữu dụng. Dưới đây là các loại lá tắm truyền thống cho trẻ sơ sinh an toàn, phổ bi

Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều cách dùng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh với tác dụng phòng ngừa, chữa trị nhiều bệnh ngoài da như rôm sảy, nổi mề đay, viêm da cơ địa hoặc bị hăm, lở loét, cảm cúm... rất hữu dụng. Dưới đây là các loại lá tắm truyền thống cho trẻ sơ sinh an toàn, phổ biến mà mẹ nên biết!   1. Các loại lá tắm truyền thống phổ biến dùng cho trẻ sơ sinh   Lá tía tô Tía tô là một loại cây thuộc họ bạc hà, rất phổ biến ở các nước châu Á, chủ yếu được dùng làm rau và gia vị trong các bữa ăn. Lá tía tô có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa tốt hơn. Theo kinh nghiệm cha ông để lại thì khi cho lá tía tô và nước tắm cho bé sẽ giúp bé ra nhiều mồ hôi, trị nấm da, ngứa da... Trong các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh, tía tô là loại lá phổ biến nhất, được rất nhiều mẹ tìm kiếm trên mạng.     Cách tắm lá tía tô cho bé: Trước khi tắm bé, các mẹ cho lá tía tô vào túi vải buộc lại rồi ngâm trong nước sôi 30 phút, thêm nước cho đủ ấm và tắm cho bé.   Lá kinh giới Kinh giới là một loại rau thơm và cũng là một bài thuốc được sử dụng nhiều. Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, chứa 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Dùng lá kinh giới tắm cho bé sẽ giúp bé phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và mẩn ngứa.     Cách tắm lá kinh giới cho bé: Nhặt và rửa sạch lá kinh giới rồi say ra thành nước để tắm. Cho nước nóng vào trước rồi các mẹ hãy đổ nước của lá kinh giới vào.   Lá chè xanh Chè xanh là loại thảo mộc có nhiều tác dụng. Trong lá chè xanh có chứa chất catechin, rất tốt cho làn da của bé. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn gây hại trên da, giúp trị rôm sẩy, mẩn ngứa.     Cách tắm lá chè xanh cho bé: Mẹ chọn lấy 300g lá trà xanh, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau đó gạn lấy nước, pha vào chậu tắm ở nhiệt độ nước từ 30 - 38 độ C.   Lá trầu không Lá trầu không có tính sát khuẩn rất cao. Mẹ thêm lá này vào nước tắm cho bé sẽ giúp bé giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi mồ hôi, chống dị ứng và chữa các bệnh về da rất tốt. Lá trầu không đặc biệt dùng để chữa chàm cho bé rất hiệu quả, chủ yếu là sát khuẩn và giảm ngứa với những bé có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, tắm lá trầu không cũng có tác dụng chữa hăm cho bé.     Cách tắm lá trầu không cho bé: Mẹ lẩy khoảng 10 lá trầu rửa sạch rồi đem thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi. Sau khi bắc nồi nước ra, mẹ pha thêm nước lạnh rồi tắm cho bé.   Lá dâu tằm Lá dâu tằm là loại lá quen thuộc ở vùng nông thôn. Với loại lá này, mẹ có thể tắm cho trẻ để trị rôm sẩy, mẩn ngứa rất tốt.     Cách tắm lá dâu tằm cho bé: Mẹ hãy lấy 1 nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi, chờ nước nguội bớt thì bỏ lá và tắm cho bé. Mẹ nên nấu với nhiều nước 1 chút rồi dùng chính nước dâu tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa nhé!   Lá ngải cứu Cây ngải cứu trong dân gian còn được biết đến với cái tên gọi như cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp… Tắm lá ngải cứu giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở; chống hăm và làm dịu các vết thương. Ngoài ra, tắm lá ngải cứu còn giúp bé giải cảm cũng như phòng chống cảm lạnh trong mùa đông.     Cách tắm lá ngải cứu cho bé: Cũng giống như các loại lá khác, mẹ nên lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước đun sôi sau đó pha nước tắm cho bé. Bạn nên cho thêm vài hạt muối trắng vào nước tắm để tăng thêm tác dụng.   Lá khế Khế có tính chất thanh nhiệt, chuyên dùng để chữa trị các triệu chứng của phong. Do vậy, lá khế được biết đến như một thần dược trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi thấy bé yêu bị rôm sảy, nhiều mẹ thường cho bé tắm lá khế để cải thiện chứng bệnh này, đồng thời đem lại cho bé một làn da mịn màng, không còn chịu cảm giác ngứa ngáy.     Cách tắm lá khế cho bé: Đầu tiên, mẹ lấy một nắm lá khế rồi đem rửa thật sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, mẹ đem lá khế cho vào nồi nước, đun sôi lên, để nguội, lọc lấy phần nước, bỏ đi phần bã và dùng nước đó tắm cho bé.   2. Lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm truyền thống cho trẻ sơ sinh: - Đối với trẻ sơ sinh, chỉ được tắm lá khi bé đã rụng rốn để tránh nhiễm khuẩn rốn cho bé. - Mẹ phải rửa thật sạch lá tắm cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là nên tự trồng hoặc mua ở các nơi uy tín. Lá phải được ngâm qua nước muối loãng 15 phút, rửa sạch và vớt ra để ráo. - Khi đun lá tắm, mẹ không nên đun với quá nhiều lá làm nước quánh đặc, cũng không nên vắt quá nhiều chanh hay bỏ quá nhiều muối vì sẽ làm da bé bị rát và xót.     - Trước khi tắm, mẹ nên thử trước vào 1 bộ phận nhỏ trên cơ thể trẻ và theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu không thấy xuất hiện điều kỳ lạ, mẹ có thể tắm nước này cho con. - Mặc dù các loại lá tắm cho bé này có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da. Do đó, trước khi tắm lá, mẹ cần tắm sạch cho bé bằng sữa tắm, rồi sau đó mới tắm qua nước lá. Sau khi tắm nước lá xong, các mẹ cũng cần tráng lại cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da. - Nếu bé đang bị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, lở loét hoặc có vết thương hở; mẹ tuyệt đối không được dùng lá tắm cho bé, vì vi khuẩn có thể gây hại cho vết thương, làm cho bệnh ngoài da của bé càng nặng hơn. - Mẹ cần phải xác định được da bé thuộc loại da gì, có nên tắm lá hay không để có thể lựa chọn được loại lá tắm cho bé phù hợp. Tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tắm. - Chỉ nên tắm nước lá cho trẻ từ 2-3 lần/tuần.     Ngoài các loại lá tắm phổ biến kể trên, mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng một số nguyên liệu truyền thống khác như lá cây sài đất, lá mảnh bát, mướp đắng/khổ qua, gừng tươi, nước cốt chanh, rau sam… Mặt khác, nếu mẹ không có thời gian và điều kiện để tắm lá cho con thì cũng không cần phải lo lắng gì cả, bởi hầu hết các loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh hiện nay cũng đều an toàn, không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của bé đâu mẹ ạ!   Có thể mẹ quan tâm:  Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn và những điều cần chú ý Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn và những điều cần chú ý Tổng hợp các dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà uy tín ở Hà Nội Những sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ