Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phòng bệnh cho trẻ trong những ngày Tết

Tết đến xuân về là khoảng thời gian đoàn tụ, đi chơi và đi chúc tết của mọi gia đình Việt. Đoàn tụ cùng những bữa cơm ấm áp hay những chuyến đi chúc tết, những chuyến đi chơi khiến trẻ hào hứng nhưng bên cạnh đó sinh hoạt cũng như cách ăn uống của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy, sức k

Tết đến xuân về là khoảng thời gian đoàn tụ, đi chơi và đi chúc tết của mọi gia đình Việt. Đoàn tụ cùng những bữa cơm ấm áp hay những chuyến đi chúc tết, những chuyến đi chơi khiến trẻ hào hứng nhưng bên cạnh đó sinh hoạt cũng như cách ăn uống của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy, sức khỏe của bé sẽ không ổn định do nếp sống bị thay đổi và trẻ sẽ dễ mắc một số bệnh. Mình đã rút ra một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bé yêu khi nhìn chị gái chồng chăm sóc hai bé trong thời gian về quê ăn tết. Bài viết này sẽ chia sẻ về những vấn đề hay gặp ở trẻ.   Các bệnh về đường hô hấp Trẻ dưới 3 tuổi thì vấn đề các bệnh về hô hấp thì bệnh hay thường gặp nhất. Khi thời tiết nóng vào ngày Tết trẻ hay uống nước ngọt và nước đá, với thời tết lạnh có khi là rét nên trẻ dễ bị mắc các bệnh như viêm họng. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến một số bệnh vể đường hô hấp của trẻ. Ngày Tết, giấc ngủ của trẻ cũng bị xáo trộn, khói bụi, gió lạnh và những chuyến đi chơi sẽ làm trẻ dễ bị nhiễm bệnh về hô hấp và nặng hơn là dẫn đến viêm phổi. Vì vậy các nên chú ý nhiều đến sức khỏe của trẻ không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước đá quá nhiều và phải giữ ấm cho trẻ khi trời rét. Với những chuyến đi chơi xa mẹ có thể chuẩn bị thức ăn hợp khẩu vị cho bé mang theo và có thể cho bé tranh thủ ngủ khi ngồi trên xe ô tô trước và sau đi đến điểm vui chơi đó.     Ngộ độc thức ăn Ngày tết vấn đề ngộ độc thức ăn khá phổ biến với những món ăn lạ nhiều dầu mỡ hay thức ăn sẵn trong thực đơn từng ngày hay ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn khi đi đến các điểm vui chơi. Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn thì trẻ có những biểu hiện như: đau bụng, tiêu chảy, trẻ nôn liên tục hoặc nhiều lần trong ngày. Tùy theo mức độ ngộ độc mà các triệu chứng nôn ói hay tiêu chảy diễn ra nhiều hay ít mà bạn nên có cách chăm sóc phù hợp và khi triệu chứng nặng cần phải đưa bé đến gặp bác sỹ kịp thời. Chẳng may trẻ bị ngộ độc thức ăn mẹ nên cho bé bú ít hơn bình thường, để trẻ không còn triệu chứng nôn trớ mới cho bú lại. Còn với trẻ lớn hơn nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp và cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước khi tiêu chảy.     Cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn ngày Tết Bạn nên đảm bảo cho trẻ ăn thức ăn hợp vệ sinh, chọn thức ăn được chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm, ăn chín, uống sôi. Các mẹ nên dự trữ rau xanh, trái cây trước Tết, nấu ăn không khác nhiều so với ngày thường ở cách nêm nếm, không nên cho quá nhiều gia vị không phù hợp với trẻ. Phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ, không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt hoặc ăn nhiều các thức ăn nhiều chất béo như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, đồ ăn nguội. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là nên giữ thức ăn lạnh nhưng không nên giữ quá 2 ngày. Hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Hạn chế ăn ở những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.     Hóc dị vật Hóc dị vật là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ vào ngày tết, nguyên nhân khi các hạt dưa hấu, hạt bí, thạch rau câu, hạt của các loại quả, đồ chơi, bóng bay...bị mắc vào đường thở. Thường xảy ra ở độ tuổi từ ăn dặm đến 3 tuổi, độ tuổi này trẻ thích tò mò cho vào miệng những vật lạ. Nếu trẻ không cẩn thận sẽ làm những vật ấy vướng vào đường thở gây dị vật đường thở. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở như trẻ đang ăn, chơi thì đột ngột ho sặc sụa, khó thở mặt tím tái sau đó thở ngước hoặc ngưng thở do tắc nghẽn đường thở. Nếu dị vật nhỏ không làm tắc nghẽn đường thở của trẻ hoàn toàn thì trẻ có thể thở rít kèm theo cơn ho rũ rượi, dồn dập, mặt đỏ gay. Khi phát hiện trẻ bị dị vật đường thở nên tiếng hành cấp cứu ngay để trẻ không bị ngạt thở. Nếu trẻ khó thở, mặt tím tái, vật vả hôn mê hãy thực hiện thao tác vỗ lưng, ấn ngực để trẻ không bị ngạt thở. Đối với trẻ lớn nên làm thủ thuật ép bụng để tống dị vật ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.     Những cách phòng tránh để trẻ không hóc dị vật Không nên cho trẻ ăn những lại quả có hạt như mãng cầu, dưa hấu, những loại hạt dưa, hạt bí,… Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ. Không để vương vãi trên sàn nhà cỏ hạt dưa, hạt bí, hạt mãng cầu,… Không cho trẻ chơi với các loại đồng tiền hay đồ vật nhỏ. Nếu thấy trẻ đưa những thứ nói trên vào miệng , không nên la vội làm trẻ giật mình, nuốt luôn dị vật vào Không cho trẻ ăn uống khi đang khóc. Không cho trẻ ngậm thức ăn trong miệng khi đùa giỡn. Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật: