Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

6 Bài học bỉm sữa của mẹ My

Một số bạn bè mình là mẹ bỉm sữa tương lai hay hỏi mình kinh nghiệm mang thai, đẻ con và nuôi con. Chặng đường có 2 năm rưỡi thôi, nhưng để kể hết ra thì thành sách mất. Nhân dịp comeback và năm mới 2019, mình sẽ tổng hợp lại những bài học quý giá nhất trong suốt quá trình làm mẹ My. Vừa để chia sẻ

Một số bạn bè mình là mẹ bỉm sữa tương lai hay hỏi mình kinh nghiệm mang thai, đẻ con và nuôi con. Chặng đường có 2 năm rưỡi thôi, nhưng để kể hết ra thì thành sách mất. Nhân dịp comeback và năm mới 2019, mình sẽ tổng hợp lại những bài học quý giá nhất trong suốt quá trình làm mẹ My. Vừa để chia sẻ với các mẹ sắp gia nhập hội bỉm sữa, vừa để ghi nhớ lại cho tập 2 hihi. 1. Hãy có con CHỈ KHI bố và mẹ đều sẵn sàng Một sự thật không bàn cãi đó là nuôi con rất tốn kém. Mọi mặt tài chính, sức lực, tinh thần, thời gian, tuổi trẻ đều phải đổ dồn cho con. Có con là một bước cờ “bước chân đi cấm kỳ trở lại”, thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn. Những gì trước đây, sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể như cũ được nữa. Từ việc nhỏ như thức đêm và ngủ nướng đều khó có thể thực hiện vì ông con cứ 7 giờ sáng là oe oe báo thức. Hay việc đi du lịch, đi ăn nhà hàng cũng phải nghĩ xem nhà hàng có chỗ ngồi cho con ko, có ai trông con để đi chơi ko, tour du lịch này có kid friendly ko. Muốn đi xem phim chiếu rạp 2 tiếng hay làm việc một chút vào cuối tuần thôi cũng là một điều xa xỉ. Thế nên nếu bạn cảm thấy tuổi trẻ chưa hết mình, thì cứ làm việc, cứ chơi, cứ tận hưởng cuộc sống chỉ riêng 2 vợ chồng đi đã. Tuổi trẻ mà, cũng chỉ có một lần thôi, vậy thì sao phải vội. Đừng vội lấy chồng là đẻ con luôn, cuộc sống vợ chồng còn nhiều điều thú vị mà nếu đẻ con rồi, mọi thứ sẽ chỉ xoay vần quanh đứa con mà thôi.   2. Đừng đánh giá cao khả năng chịu đau của mình. Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. ĐIỀU NÀY LÀ BỊA ĐẶT ĐẤY! Nhưng mà đau đẻ là có thật và đừng tự đánh giá cao khả năng chịu đau của mình rồi cứ cắm đầu cắm cổ đẻ tự nhiên ko cần giảm đau mà làm gì nhé. Khoa học hiện đại rồi, có gì văn mình thì mình cứ hưởng, tại sao lại phải chịu đựng mà ko mang lại lợi ích gì rõ rệt. Tất nhiên gây tê màng cứng có những tác dụng phụ và những rủi ro của nó, nhưng nói đến tác dụng phụ và rủi ro thì chẳng phải việc sinh nở đã là việc rủi ro cực lớn rồi hay sao. Đẻ vẫn cứ đẻ thì giảm đau vẫn cứ phải giảm đau. (1) Nếu quá trình chuyển dạ kéo dài, giảm đau giúp mẹ không bị kiệt sức tới mức ko thể rặn nổi ở những chặng cuối. Nếu quá đau, cơ thể cũng sinh ra nhiều hoocmon stress như epinephrine và norepinephrine, khiến chuyển dạ chậm hơn. Gây tê giúp mẹ thư giãn và tăng tốc. Bên cạnh đó thì khi quá đau, các mẹ thg có xu hướng rặn quá đà gây rách tầng sinh môn. Khi cơn đau được kiểm soát và rặn theo hướng dẫn của y bác sỹ thì sẽ giảm tình trạng bị rách và phải khâu. Sau khi sinh cũng nên uống giảm đau theo chỉ định bác sỹ. Thuốc giảm đau không có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ, nên mạnh dạn dùng theo liều lượng được kê các mẹ ạ. Dùng 1 lúc 2 3 loại gối đầu lên nhau cũng ok, miễn là theo dõi và uống đúng giờ, đừng nhầm lẫn. Đau quá là sữa cũng ko về được đâu ấy. (2)   3. Đừng sốt ruột Một ngày lên group thấy cả tá câu hỏi vì sao con chưa mọc răng, chưa mọc tóc, chưa lẫy, chưa đi, chưa ăn dặm… vân vân và mây mây. Mình cũng đã từng một vạn câu hỏi vì sau như vậy và đi hóng hớt tất cả mọi nơi rồi đem về so với con mình. Nhưng mà xét cho cùng thì sốt ruột cũng chả để làm gì, người bình thường làm j có ai không mọc tóc, không ăn cơm, không đi, không có răng đâu? Nhưng mà (lại nhưng mà) nhỡ con mình không bình thường thì sao lại là một câu hỏi luôn thường trực từ lúc mang bầu. Nói về phương diện xác xuất thì khả năng là rất thấp, và nếu có chẳng may bị sao thật thì lo lắng từng ngày cũng chẳng để làm gì. Các mẹ có thể tham khảo các mốc theo tài liệu của CDC, và làm những việc cần làm thôi, không cần so sánh với con nhà người ta nữa nha. https://www.cdc.gov/…/c…/Checklists-with-Tips_Reader_508.pdf 4. Dành thời gian cho bản thân Nghe thì có vẻ phù phiếm vì mẹ bỉm sữa còn chẳng có thời gian gội đầu, nói gì đến làm việc khác. Nhưng đây là việc thiết yếu cho sự sống còn về tinh thần của cả nhà. Đôi khi mẹ cảm giác ko thể tin tưởng ai khác trông con , cứ phải kè kè bên con, cho dù mệt, thiếu ngủ, bực dọc, xì trét ntn. Nhưng thay vì bòn rút hết sức lực của mình cho con, để rồi cau có với chồng, đụng đâu ngứa mắt đấy, rồi ức chế với con vì cứ khóc lóc mãi mà ko chịu nín… hãy dành 2 tiếng 1 tuần chỉ để ngủ, để lướt web, để đọc sách, ra ngoài ngồi cà phê 1 tí, làm bất cứ điều gì chỉ cho riêng mình. 2 tiếng là đủ nạp năng lượng để chiến đấu tiếp. Cuộc chiến trường kì nên đừng cố quá, đốt hết sức lực để mà quá cố nha!   5. Chồng không phải để làm cảnh Nuôi con là việc của cả một làng (It takes a village to raise a child), nên chỉ có 2 vợ chồng thôi thì càng phải nhờ vả nhiều vào. Trăm hay không bằng tay quen nên cho dù bố có lóng ngóng thì cũng cứ để bố làm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ có nhiều tương tác với bố từ 3 tháng tuổi có xu thế trở nên thông minh hơn khi được kiểm tra ở tuổi lên 2 so với những trẻ có có các ông bố xa cách. (3) Ai cũng biết phụ nữ dễ bị trầm cảm sau sinh nhưng cũng đừng quên các ông bố cũng phải đối mặt với sự thay đổi lớn khi có con nhé (nhưng không lớn bằng của mẹ được). Lúc con đi ngủ hay cuối tuần có ông bà trông thì hãy dành thời gian cho nhau 1 chút. Đừng nên con rùi thì mẹ con ôm nhau ngủ còn bố bơ vơ một mình tội lắm.   6. Consistency and Repetition Trẻ phát triển tốt nhất trong sự ổn định. Có trăm ngàn câu hỏi làm sao khi nuôi con. Ăn dặm? luyện ngủ? ăn vạ? không nghe lời?... Mỗi vấn đề lại có một vài tips khác nhau, nhưng tất cả đều yêu cầu sự đồng nhất và lặp đi lặp lại. Khi giới thiệu cho con một cái gì đó mới (ăn dặm, phân biệt ngày đêm khi mới sinh…) bố mẹ cần lặp lại nhiều lần cho tới khi con nhận thức – hiểu – bắt chước – tạo thói quen. Nên nhớ con sinh ra chưa biết một điều gì, nhìn miếng rau không biết là cái chi, chưa biết có nên cầm ko, cầm rồi chưa biết có cho vào mồm được ko, cho vào mồm rồi sao biết là nhai hay ko, nhai rồi thì nên nhè hay làm sao khác? Thế nên việc của bố mẹ là tạo môi trường quen thuộc để con có cơ hội khám phá Khi tạo thói quen cho con phải nhất quán. Nếu con cứ khóc 1 tẹo mẹ đã lao như tên bắn đến bên và bế -> đây sẽ là thói quen đầu tiên của con: khóc sẽ có người đến ngay và luôn. Mẹ phản ứng tức thì như vậy bao nhiêu lần để con quen với việc ỉ lại vào việc khóc, thì cũng cần bấy nhiêu lần để tạo thói quen tự trấn an, biết chờ đợi. Chúng ta thường nhất quán trong phản xạ (bế con ngay khi con khóc) chứ ko nhất quán trong quyết định (nên để con khóc một lúc hay là vội dỗ nó ngay vì đang ở chỗ đông người, xấu hổ quá!). Chính sự không đồng nhất này là khe hở để các ông tướng bà tướng lên ngôi =)) Lời nói của bố mẹ không còn trọng lượng vì hôm nay 1 kiểu mai một kiểu, hứa rồi quên luôn, hay nói phạt mà ko làm. Vậy nên niệm chú nhé, hôm qua làm tốt ntn, hôm nay làm y như vậy! Cuối cùng là các chị em đừng sợ có con. Cũng vui phết! :))   (1) Thêm thông tin về lợi ích và rủi ro của các phương pháp giảm đau khi sinh: https://www.acog.org/…/Medications-for-Pain-Relief-During-L… (2) Các loại thuốc an toàn sử dụng khi cho con bú https://www.mayoclinic.org/…/breastfeeding-and…/art-20043975 (3) Các bé có nhiều thời gian với bố thì thông minh hơn  https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/imhj.21642