Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ cho con bú, ngày Tết cần chú ý ăn uống như thế nào để không bị ảnh hưởng đến sữa?

Trong thời kì cho con bú, một lượng lớn thức ăn mẹ nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành sữa cho con bú. Do vậy, việc mẹ cần chú ý ăn uống như thế nào để không bị ảnh hưởng đến sữa, đảm bảo nguồn dinh dưỡng ổn định và cần thiết cho bé yêu là điều hết sức quan trọng.

Trong thời kì cho con bú, một lượng lớn thức ăn mẹ nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành sữa cho con bú. Do vậy, việc mẹ cần chú ý ăn uống như thế nào để không bị ảnh hưởng đến sữa, đảm bảo nguồn dinh dưỡng ổn định và cần thiết cho bé yêu là điều hết sức quan trọng.     Những thực phẩm mẹ cần hạn chế ăn uống trong ngày Tết   Bánh chưng, bánh tét Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, bánh tét rồi! Nhưng các mẹ ơi, những chiếc bánh dẻo thơm đượm hương vị truyền thống này lại chứa rất nhiều calo. Nếu cơ thể mẹ phải tiếp nhận một lượng lớn calo trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc đầy hơi, khó tiêu gây khó chịu cho mẹ. Điều này có thể gây ức chế làm giảm tiết sữa khiến nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Ngoài ra, món này còn khiến mẹ dễ tăng cân nữa! Vậy nên mẹ chú ý đừng ăn quá nhiều bánh chưng, bánh tét nhé!   Thực phẩm lên men Những món ăn ngày Tết đa phần chứa nhiều dầu mỡ. Để cân bằng lại vị giác, gia đình nào cũng chuẩn bị sẵn một vài món đồ muối trong bữa ăn gia đình: dưa muối, hành muối, củ kiệu ngâm, ngó sen ngâm, kim chi… Tuy nhiên, những loại thực phẩm lên men này chứa lượng muối khá lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ. Hơn nữa, các món này còn có thể khiến mẹ gặp phải những triệu chứng xấu của đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.   Ngoài ra, các món lên men như nem chua, thịt chua cũng ẩn chứa vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy. Vì vậy, mẹ có thèm cũng chỉ nên ăn một ít thôi.   Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn gồm giò, chả, thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn, thực phẩm đóng hộp… Về lý thuyết, các mẹ hoàn toàn có thể ăn được giò, chả. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, giò chả được chế biến chưa đủ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vì chứa quá nhiều hàn the, chất bảo quản. Do vậy, nếu không mua được ở địa chỉ uy tín thì tốt nhất mẹ nên chịu khó kiêng khem. Các loại thực phẩm đóng hộp thì chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ và các gia vị không có lợi cho sự phát triển của bé. Các chất béo không lành mạnh này có thể làm giảm việc sản xuất omega-3 rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh.     Vì vậy, Tết này các em cần chịu khó nấu nướng và đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng cân bằng tại nhà thay vì ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn.   Gia vị cay nóng Ớt, tiêu là những gia vị thiết yếu trong bữa cơm hàng ngày chứ chẳng riêng gì tết nhất. Tuy nhiên, việc ăn quá cay không chỉ làm dạ dày mẹ khó chịu mà còn khiến đường tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng. Bé có thể bị đau bụng, táo bón và ảnh hưởng đến tâm tính của bé. Tỏi cũng là một loại gia vị cần thiết nhưng hương thơm của tỏi sẽ khiến mùi sữa mẹ thay đổi làm bé khó chịu, thậm chí bỏ bú. Thế nên, mẹ cũng hạn chế sử dụng tỏi trong thời gian này.   Mứt Tết, bánh kẹo     Trong mứt Tết hầu như không có chứa các vitamin có lợi cho sức khỏe, mà thay vào đó là đường, các chất tạo ngọt và màu thực phẩm. Ăn nhiều mứt có thể khiến mẹ tăng cân quá mức, trong khi đó bé lại không nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Cả mứt và bánh kẹo cũng đều khiến mẹ dễ cảm thấy đầy bụng, mất đi sự ngon miệng dẫn tơi ăn ít trong bữa chính và thậm chí bỏ qua cả bữa phụ.   Nước ngọt, bia rượu, trà, cà phê Nước uống có ga, nước ngọt có chứa hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường đồng thời là nguyên nhân gây đầy bụng, chướng bụng ở bà mẹ sau sinh. Rượu bia làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, ngoài ra còn là nguyên nhân gây ít sữa hoặc ngưng tiết sữa. Trà, cà phê cũng nên hạn chế do cơ thể bé còn non yếu nên không thể bài tiết được lượng caffeine chứa trong hai loại đồ uống này. Khi đó bé sẽ bị mất ngủ, quấy khóc và cáu gắt.   Những thực phẩm mẹ có thể ăn uống thoải mái trong ngày Tết   Các loại hạt Ngày Tết trong gia đình sẽ có nhiều các loại hạt dẻ cười, hạt bí, hạt hướng dương, óc chó, hạnh nhân… Những loại hạt này có lượng protein dồi dào và nhiều loại axit amin có lợi kích thích sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự sản xuất sữa mẹ. Đặc biệt, hạt óc chó và hạnh nhân rất giàu axit folic, mẹ cần bổ sung vào bữa ăn phụ hàng ngày để bé được bổ sung đầy đủ axit folic, giúp phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ. Vì thế, mẹ cứ tha hồ “chén” những món này nhé!     Thịt bò Thịt bò là loại thực phẩm quen thuộc trong các mâm cỗ Tết, thường góp mặt trong các món hầm hoặc xào thập cẩm. Thịt bò chứa nhiều chất sắt giúp cơ thể mẹ tiết vào nguồn sữa để tăng tiết sữa sau sinh. Vì vậy, trong ngày Tết, mẹ hãy thoải mái ăn thịt bò để bồi bổ cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa cho con bú mà không lo bị tăng cân.   Cá chép Thực đơn ngày tết của nhiều gia đình thường có món cá chép kho, cá chép rán. Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine, đặc biệt hàm lượng protein trong thịt cá chép rất cao, rất bổ dưỡng để gọi sữa mẹ về. Ngoài ra, cá chép rất tốt cho trí não trẻ sơ sinh. Vậy nên, mẹ hãy tích cực ăn cá chép để vừa lợi sữa, vừa giúp con thông minh!   Móng giò Vào ngày Tết, móng giò thường xuất hiện trong các món như canh móng giò hầm măng, thịt đông. Nếu mẹ không ngán những món này thì hãy đừng bỏ qua, bởi móng giò là thực phẩm cực kỳ lợi sữa. Tuy nhiên, ăn móng giò nhiều cũng sẽ dễ tăng cân, nên nếu mẹ sợ không kiểm soát được cân nặng thì cũng nên ăn vừa phải thôi mẹ nhé!     Tóm lại, mặc dù phải kiêng kem chút xíu để đảm bảo an toàn cho dòng sữa mẹ nhằm giúp bé yêu được bú no, bú đủ; nhưng các mẹ hãy cư tận hưởng niềm vui của bữa cơm ngày Tết theo cách riêng của mình, không cần phải quá khắt khe với bản thân đâu mẹ nhé, miễn sao con vẫn khỏe mạnh là được rồi! Chúc các mẹ một cái Tết thật vui và thật đầm ấm!