Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng hiệu quả

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh gần như là phương pháp đã có từ lâu của các bà mẹ Việt nói riêng và các mẹ ở các quốc gia khác nói chung. Các mẹ tin rằng việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên bên cạnh mặt tốt vẫn có mặt hại, các mẹ hãy cùng Mamibuy phân tích và bàn

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh gần như là phương pháp đã có từ lâu của các bà mẹ Việt nói riêng và các mẹ ở các quốc gia khác nói chung. Các mẹ tin rằng việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên bên cạnh mặt tốt vẫn có mặt hại, các mẹ hãy cùng Mamibuy phân tích và bàn luận về vấn đề này nhé.       Ưu điểm của việc quấn khăn cho trẻ Jeffrey Hull, bác sỹ nhi khoa người Mỹ cho rằng: “ Trong thời gian mẹ mang thai thì thai nhi nằm gọn trong tử cung của người mẹ ở tư thế gập tay, chân sát vào người. Trong tư thế này các cơ, khớp và các cơ quan cảm thụ được nghỉ ngơi, nghĩa là sẽ không có những thông tin về sự thay đổi tư thế được truyền đến não. Nhưng khi ra khỏi tử cung người mẹ, chân tay bé có thể cử động ngọ nguậy thoải mái và những thông tin này bất ngờ được truyền tới não bé có thể trở nên quá tải với bé.” Chính vì vậy việc quấn tã sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn và giống như vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ.   Phương pháp quấn khăn cho trẻ cũng làm hạn chế sự xuất hiện của phản xạ Moro (phản xạ giật mình). Phản xạ Moro là một loại phản xạ tự nhiên ở hầu hết các trẻ sơ sinh. Khi bé dễ bị kích thích từ các tác động như: ánh sáng, tiếng ồn, đụng chạm nhẹ, đây là phản xạ xảy ra hầu hết tất cả các trẻ khi mới sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của phản xạ này là việc bé hay bị giật mình, hai cánh tay giang rộng, duỗi thẳng, bàn tay xòe ra nhưng sau đó bé lại co tay lại, nắm chặt bàn tay, đầu gối thu về phía ngực như muốn bấu víu vào không trung vì sợ bị rơi.   Việc quấn khăn cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ ở trẻ sơ sinh (SIDS) vì trẻ sẽ luôn giữ được tư thế nằm ngửa khi ngủ. Một giấc ngủ sâu rất quan trọng, vì nó sẽ giúp hệ thần kinh của trẻ ổn định và phát triển tốt hơn. Do vậy, việc quấn khăn cho trẻ sẽ giúp hạn chế được sự kích thích của những yếu tố bất ngờ từ bên ngoài gây ra, hỗ trợ bé đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh hay không cũng tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, vì vậy cha mẹ cần cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này thật đúng cách.   Khuyết điểm khi quấn khăn cho trẻ  Nếu mẹ thường xuyên quấn khăn trẻ mọi thời điểm thì vô tình làm trẻ mất cơ hội được vận động, điều đó sẽ làm các cơ tay, chân của trẻ trở nên thụ động và mềm yếu hơn. Nếu mẹ quấn chặt toàn bộ cơ thể thì ở phần chân bắt buộc phải ép thẳng, thì tret sẽ bị kém phát triển ở phần hông. Ngoài ra việc quấn chặt sẽ làm ảnh hưởng đến việc trao đổi chất ở da, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của hệ thống thần kinh của trẻ.   Việc quấn khăn làm cho thân nhiệt của bé tăng lên khiến bé bị đổ mồ hôi. Nếu mồ hôi bị thấm ngược lại vào cơ thể bé sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ quấn khăn rất dễ bị viêm phổi hoặc mắc những bệnh liên quan đến hô hấp. Tại Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều trường hợp do cha mẹ quấn khăn trẻ sai cách, dẫn đến hậu quả là trẻ bị viêm phổi nặng.   Quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng cách  Nếu mẹ muốn sử dụng khăn quấn cho trẻ thì nên tìm hiểu các loại khăn quấn phần thân trên và phần chân thì được tự do thoải mái vận động, cũng giúp việc thay tã cho trẻ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ chỉ nên dùng khăn quấn khi bé chuẩn bị đi ngủ để tạo cảm giác ngủ ngon giấc, tránh giật mình do chân tay bé hay khua khoắng. Còn những lúc bé thức nằm chơi, mẹ nên để chân tay bé được tự do thoải mái. Như vậy sẽ hình thành cho bé phản xạ ở tay và chân tốt hơn để bé sớm biết cầm nắm chính xác. Mẹ có thể lựa chọn khăn quấn Anna&Eve, được đánh giá cao là an toàn cho sức khoẻ của trẻ   Và việc quấn khăn cho trẻ cần linh hoạt, tùy từng thời điểm và từng giai đoạn tuỳ vào trẻ, có trẻ chỉ chịu quấn tã vài ngày nhưng có trẻ lại quen với quấn tã đến hơn một tuổi. Mẹ nên giãn thời gian khi sử dụng khăn quấn, nếu mẹ cảm thấy giấc ngủ trẻ ổn định thì 3 tháng thì mẹ không cần phải quấn trẻ nữa.   Vào thời tiết nóng bức thì mẹ chú ý không nên quấn bé quá chặt, tốt nhất là mặc quần sớm cho bé, như vậy việc tản nhiệt sẽ dễ dàng hơn so với quấn tã. Mùa đông phải chú ý giữ ấm cho bé. Mùa xuân và mùa thu tiết trời tương đối thích hợp, lúc này phải dựa vào nhiệt độ trong phòng để điều chỉnh lượng tã dày hay mỏng quấn cho bé. Nếu bé bị lạnh thì toàn thân sẽ lạnh, đặc biệt là đôi chân. Nóng thì sẽ biểu hiện là ra nhiều mồ hôi, bực tức và hay khóc. Và tuyệt đối không bao giờ quấn bé ở tư thế nằm sấp. Việc này nguy hiểm và tăng nguy cơ bị hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Tuỳ vào giấc ngủ của trẻ mẹ có thể chọn lựa phương pháp này, còn nếu trẻ không gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ thì cứ để bé tự nhiên các mẹ nhé!   Xem thêm:  Đánh giá một số sản phẩm khăn quấn cho bé: Aden&Anais, Summer Infant Swaddleme và Anna&Eve Review về khăn quấn bé khi ngủ Anna&Eve