Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 17 tuần tuổi】Tóc của thai nhi bắt đầu xuất hiện và lông tơ phủ mịn khắp cơ thể!

Đi đến tuần thai thứ 17, cơ thể của mẹ cũng như em bé trong bụng mẹ đã có rất nhiều thay đổi rồi đấy! Tuần thai này có gì đặc biệt không nhỉ? Cùng MamiBuy tìm hiểu, mẹ nhé!

Đi đến tuần thai thứ 17, cơ thể của mẹ cũng như em bé trong bụng mẹ đã có rất nhiều thay đổi rồi đấy! Tuần thai này có gì đặc biệt không nhỉ? Cùng MamiBuy tìm hiểu, mẹ nhé!   Tuần này, mẹ có gì khác? Về mặt thể chất: - Mẹ sẽ thường xuyên gặp tình trạng cảm thấy mệt mỏi hay thở hổn hển bởi hệ tuần hoàn đang phải làm việc hết công suất bơm máu đi nuôi cơ thể và qua nhau thai tới bé. - Mẹ cảm thấy nóng nực và đổ mồ hôi nhiều hơn do nhiệt độ cơ thể tăng lên. - Phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo của phụ nữ ngắn và ở gần lỗ âm đạo, lỗ hậu môn. Cấu tạo này của cơ thể phụ nữ khiến các mẹ có thể bị viêm nhiễm ngược dòng nếu vệ sinh không đúng cách. - Bất kể mẹ lên cân ít hay nhiều thì đến thời điểm này, vòng eo của mẹ sẽ thật sự biến mất. - Mẹ có thể gặp tình trạng ợ nóng thai kì. Lượng hormone trong thai kì tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa. Thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn khiến cho lượng acid cần thiết để tiêu hóa thức ăn tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, cảm giác nóng rát sau ngực diễn ra khi cơ thắt thực quản dưới bị dãn, khiến cho acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thậm chí, một số mẹ bầu cảm thấy muốn nôn mửa sau khi ăn các loại đồ ăn cay nóng.   Về mặt tinh thần: - Càng ngày, mẹ sẽ càng háo hức mong chờ những cử động của bé yêu. Sẽ không có gì là lạ nếu mọi người thường xuyên nhìn thấy mẹ đang để tay lên bụng. Mẹ luôn muốn cảm nhận được chuyển động của bé đẻ biết bé đang phát triển khỏe mạnh mà. - Nếu mẹ thường xuyên bị căng thẳng hay từng bị suy nhược thần kinh trước đây thì thời gian mang thai của mẹ có vẻ cũng sẽ gặp nhiều lo lắng hơn. Hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc người thân nếu mẹ cảm thấy cần thiết nhé!   Bé phát triển ra sao? - Tuần này, bé đã có kích thước tương đương một quả lê với chiều dài khoảng 12 cm và khối lượng khoảng 100g. - Da của bé vẫn còn trong suốt đển mức có thể nhìn được các mạch máu dưới da. - Trên da bé xuất hiện một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng giúp bảo vệ da trong mỗi trường nước ối. Lớp mỏng này còn được gọi là "gây" cũng hỗ trợ bé di chuyển trong bụng mẹ. Sau khi sinh, lớp gây này vẫn còn trên da bé một thời gian, trước khi được tắm và trôi hết hoàn toàn. - Bé biết nuốt dịch nước ối và thận bắt đầu làm việc, sản xuất nước tiểu. Thận của bé đã nhìn thấy được qua hình ảnh siêu âm. - Tóc bắt đầu xuất hiện và lông tơ mịn phủ khắp cơ thể. - Thời gian này, em bé ngủ nhiều và tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể nhận ra các chuyện động xoay người, máy đạp bụng của bé.   Tuần này, mẹ nên làm gì? - Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, các loại đồ uống có gas để giảm thiểu tình trạng ợ nóng thai kì. - Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và sắt như cá hồi, thịt bò, rau xanh, hoa quả tươi … để hỗ trợ cho hệ tuần hoàn của mẹ và bé. - Tránh mặc các loại trang phục làm từ chất liệu vải nóng và bí vì mẹ luôn cảm thấy nóng bức khi mang thai - Vệ sinh cá nhân, đường sinh dục và tiết niệu hàng ngày, trước và sau khi quan hệ. Vệ sinh đúng cách, lau rửa từ trước ra sau để tránh tình trạng gây viêm nhiễm phụ khoa. - Không nhịn nếu mẹ có nhu cầu đi vệ sinh - Thường xuyên trò chuyện với bé. Thai giao không phải là điều gì xa vời, thai giáo bắt nguồn ngay từ những câu chuyện hàng ngày của bố mẹ và bé. - Tập thể dục và vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe và đảm bảo mức tăng cân hợp lý trong suốt thai kì. Mẹ tiếp tục tìm hiêu về tuần thai 18 ở đây nhé!