Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nghén ơi, ta xin chào mi! Mẹ bầu cần làm gì khi bị nghén?

Một số ít mẹ may mắn được trải qua tam cá nguyệt đầu tiên dễ dàng, còn lại đến trên 80%  các mẹ “được” trải qua giai đoạn ốm nghén với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng ốm nghén hoàn toàn có thể được giảm nhẹ đấy các mẹ ạ!

Một số ít mẹ may mắn được trải qua tam cá nguyệt đầu tiên dễ dàng, còn lại đến trên 80%  các mẹ “được” trải qua giai đoạn ốm nghén với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng ốm nghén hoàn toàn có thể được giảm nhẹ đấy các mẹ ạ! Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày Nếu như mẹ cố găng ăn nhiều thật là nhiều trong một bữa với tâm lý việc này sẽ làm cho mẹ còn lại trong người chút thức ăn sau khi nôn nghén thì điều này không hề nên một chút nào! Việc nôn nghén nhiều không những làm mẹ mệt mà còn gây đau rát cổ họng nữa. Chính vì vậy, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của mình ra! Ăn vừa phải để dạ dày không bị đầy quá, dễ gây cảm giác khó chịu, nôn nao. Mẹ bầu cũng nên tránh để mình bị đói nhá. Lúc đói, dạ dày tăng tiết acid, mẹ sẽ càng buồn nôn và nôn khan thì thật đáng sợ phải không mẹ? Hãy cùng niệm thần chú “ăn vừa phải, ăn nhiều bữa” các mẹ bầu nhé!   Goodbye những đồ ăn nhiều mùi vị Đồ ăn chiên xào, nhiều gia vị như hành, tỏi, ớt, sả … có thể kích thích làm cho các mẹ buồn nôn hơn rất nhiều. Chính vì thế, giai đoạn nghén ngẩm này, mẹ có thể ăn theo chế độ đồ luộc, hấp là chủ yếu. Như vậy, vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng của thực phẩm, giảm các mùi vị quá nồng làm mẹ thấy sợ. Dĩ nhiên là sau khi hết nghén, nếu các gia vị như hành, tỏi, sả giúp mẹ ăn ngon miệng thì mẹ hoàn toàn vẫn có thể ăn theo khẩu vị của mình. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế ăn ớt hay các loại gia vị cay nóng thường xuyên nhé!   Kết bạn với thực phẩm giảm triệu chứng nghén Những người bạn này có tên là tinh bột, hoa quả và gừng các mẹ ạ! Mỗi cơ thể khi mang thai sẽ thích hợp với một chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tinh bột trong các loại ngũ cốc nguyên hạt hay một số loại đậu làm giảm lượng axit đường tiêu hóa. Từ đó, mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn, ít cảm giác buồn nôn hơn. Mẹ có thể ăn các loại hoa quả như chuối, củ đậu, me, bơ, bưởi … trong thời gian ốm nghén để “thổi bay” triệu chứng buồn nôn nha. Và gừng chính là người bạn đặc biệt nhất có thể đồng hành với mẹ “trên mọi nẻo đường ốm nghén”! Gừng tươi thả vào nước ấm, bánh gừng, kẹo gừng hay ô mai gừng đều giúp mẹ thấy bớt lợm họng buồn nôn đấy! Nên để yên tâm, mình cứ để vài chiếc kẹo gừng trong túi xách, khi nào mệt mệt lại lấy ra ngậm thôi.   “Khò khò” ngay khi có thể Một cơ thể suy nhược sẽ chỉ làm gia tăng các vấn đề ốm nghén thôi các mẹ ạ. Các cụ đã nói “ăn được, ngủ được là tiên”. Mình ốm nghén không ăn được thì thôi ngủ đủ cho không thành “tiên” cũng được khỏe mạnh như người bình thường rồi. Giấc ngủ giúp cơ thể được ấn phím F5 để phục hồi lại. Với mẹ bầu, mẹ đảm bảo đêm ngủ đủ 8 tiếng và ban ngày hãy chợp mắt bất cứ khi nào có thể mà mẹ thấy mệt nhé!   Uống đủ nước Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhu cầu nước rất cao. Chính vì vậy, mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bằng cách sử dụng nước lọc, nước trái cây, nước rau luộc … Tình trạng khử nước khi mang thai có thể làm mẹ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút và thậm chí có thể tăng co bóp tử cung – việc rất nguy hiểm trong tam cá nguyệt đầu tiên. Chính vì vậy, mẹ hãy đảm bảo đủ tối thiểu 1,5l – 2l nước một ngày cho cơ thể mình nhé! Mang thai là một điều kì diệu, để em bé chào đời một cách khỏe mạnh, mẹ hãy chú ý để mình luôn vui vẻ, cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhé ! Mẹ vui vẻ, bớt căng thẳng thì chuyện ốm nghén cũng đơn giản phải không các mẹ?