Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những lưu ý cho mẹ bầu đi đẻ ngày Tết, mẹ nhất định cần phải nhớ

Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ sắp chào đón thiên thần bé nhỏ của mình vào những ngày đầu năm mới, sẽ là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa và đặc biệt. Vậy mẹ đã chuẩn bị tâm lý cũng như hành trang đi sinh như thế nào rồi? Cùng Mamibuy điểm lại những lưu ý sau xem mẹ có thiếu sót gì không nhé!

Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ sắp chào đón thiên thần bé nhỏ của mình vào những ngày đầu năm mới, sẽ là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa và đặc biệt. Vậy mẹ đã chuẩn bị tâm lý cũng như hành trang đi sinh như thế nào rồi? Cùng Mamibuy điểm lại những lưu ý sau xem mẹ có thiếu sót gì không nhé! Xem thêm:  Đi đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Viện C) thì như thế nào? – Phần 1: Làm hồ sơ sinh  Đi đẻ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Viện C) thì như thế nào? – Phần 2: Đi đẻ Review chi tiết đẻ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội   Thường các mẹ sẽ có nhiều lo lắng khi ngày chuyển dạ lại trúng ngay dịp cả nước nghỉ Tết âm lịch. Ví dụ như phương tiện di chuyển nếu có dấu hiệu chuyển dạ, địa điểm sinh hoạt cho người nhà nếu ở tỉnh xa, chi phí liệu có đắt hơn ngày thường vv...Những lo lắng này đều là tâm lý chung của tất cả mẹ, tuy nhiên dù là ngày Tết hay ngày bình thường thì luôn có sản phụ sinh nở giống như và những đứa trẻ vẫn ra đời bình thường. Mẹ cũng nên có sự chuẩn bị đầy đủ và điều quan trọng là không được khiến tinh thần căng thẳng, mẹ hãy suy nghĩ tích cực vì thời điểm ra đời đặc biệt của con yêu. Mẹ nên yên tâm vì bên cạnh mẹ bạn, gia đình, người thân sẽ tập trung và chăm sóc mẹ và bé được tốt hơn trong những ngày nghỉ lễ này.   Chuẩn bị đồ đạc đi sinh đầy đủ Bất cứ ngày nào cũng có thể là ngày chuyển dạ, nên mẹ nhớ kiểm tra thật kỹ chuẩn bị túi đồ đi sinh của mình phải luôn sẵn sàng. Vì vậy hãy sắp xếp đầy đủ mọi đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé khi vào viện. Mẹ nên để túi/ giỏ đồ ở nơi dễ thấy và dặn dò người nhà về những món đã được chuẩn bị trước đó. Sự chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp mẹ yên tâm và bớt lúng túng hơn khi chào đón bé yêu của mình.   1/ Những giấy tờ quan trọng  Tất cả các loại giấy tờ này mẹ để trong hai túi hồ sơ riêng, và mẹ cần mang theo khi nhập viện bao gồm:  + Sổ khám thai trong suốt thai kỳ, giấy tờ xét nghiệm, ảnh siêu âm, chạy máy tim thai hoặc các văn bản hội chẩn trong cả quá trình thai kỳ của mẹ bầu nên được lưu trữ cẩn thận. Tất cả các thông tin này sẽ giúp bác sĩ khi làm hồ sơ sinh có thể đánh giá chính xác hơn tình trạng của thai nhi và sức khoẻ của mẹ.  + Các giấy tờ hành chính cơ bản: thẻ chứng minh nhân dân (căn cước), hộ khẩu, bảo hiểm y tế.. Nên phôtcopy tất cả từ hai đến ba bản và mang theo cả bản gốc để nộp cho bệnh viện nếu cần.   2/ Túi đồ đi sinh của mẹ và bé   a) Chuẩn bị đồ cho bé + Hai bộ quần áo dài tay mặc cho bé khi ra viện hoặc khi quần áo của bệnh viện bị bẩn mà họ chưa kịp tắm để thay cho bé. + Áo sơ sinh: 4 cái + Mũ đội đầu: 4 cái + Bao tay chân: 3 bộ; + Khăn quấn bé: 3 cái; + Chăn ủ: 1 cái; + Rơ lưỡi: 1 hộp (1hộp 10 cái); + Bông y tế: 2 gói nhỏ; + Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng; + Khăn sữa: lau mặt và tay chân cho bé; + Cốc, thìa, bình sữa, sữa bột: đề phòng trường hợp mẹ sau sinh chưa có sữa ngay cho bé bú; + Quần đóng bỉm: 4-6 cái để thay khi bẩn; + Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 1 bịch nhỏ hoặc 15-20 cái vì 1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục; + Khăn ướt: 2 gói.   b) Chuẩn bị đồ cho mẹ + Quần áo dài tay mặc khi ra viện: 1 bộ, tốt nhất nên chọn loại rộng, thoáng mát, thiết kế thuận tiện khi cho con bú; + Bỉm người lớn: 3 bỉm khi chuyển dạ và 5-6 miếng cho 2 ngày sau sinh thường hoặc 01 túi bỉm cho 4-5 ngày sau mổ; + Quần lót dùng một lần: 1-2 gói (trên dưới 10 cái ); + Mũ đội đầu, khăn quàng: 1-2 cái; + Tất chân: 2-3 đôi (phòng khi bị bẩn còn thay cho tiện); + Đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải răng, nước súc miệng, dầu gội khô; + Dụng cụ hút sữa phòng khi mẹ chưa xuống sữa; + Gối mềm hỗ trợ cho mẹ cho con bú bị mỏi; + Chuẩn bị sữa bột hay sữa tươi hỗ trợ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh; + Hộp trà gừng mật ong : 1 hộp (hỗ trợ huyết áp cho các mẹ huyết áp thấp sau sinh). + Các loại trang sức đắt tiền, điện thoại: Sản phụ nên đưa lại cho người thân cất giữ hoặc để ở nhà không nên mang vào bệnh viện;   c/ Đồ dùng cho người thân Vào dịp Tết thì việc mua sắm cũng sẽ khó khăn hơn, ngoài lo cho bản thân các mẹ bầu thì người nhà cũng nên chuẩn bị: + Mỗi người nhà nên chuẩn bị 2-3 bộ quần áo (nếu mẹ sinh thường) còn nếu nằm lưu lâu vì sinh mổ thì 4-5 bộ dành cho người thường trực chăm mẹ bầu sau sinh; + Đồ vệ sinh cá nhân đầy đủ; + Thức ăn nhanh, đóng hộp, đồ khô, đồ ăn nhanh... tiện cho việc chăm sóc hai mẹ con vào ban đêm hoặc đúng đợt tết lúc không thể mua đồ tầm 29-30- mùng 1 tết; + Vật dụng vệ sinh nhỏ nên mang đi : chậu nhỏ, bô, ấm nước, dép đi trong nhà...  + Các đồ điện tử như sạc đi động, pin dự phòng cho máy ảnh, di động hay máy quay để chụp các khoảnh khắc lưu niệm cho gia đình và bé.  Thông thường sau sinh một ngày là có thể được về nếu mọi thăm khám bác sỹ về hậu sản bình thường còn sau mổ là 5 ngày hoặc 4 ngày khi mẹ đăng ký dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà. Nói chung, mẹ bầu đi đẻ ngày Tết gặp khó khăn chủ yếu các dịch vụ đi kèm chăm sóc mua đồ khó khăn hơn ngày thường còn tại bệnh viện luôn có nhân viên, bác sĩ luôn túc trực 24/24 nên mẹ hãy yên tâm.   Lưu thông tin cần thiết   Phương tiện di chuyển cho mẹ bầu đi đẻ ngày Tết là hết sức quan trọng. Hãy hỏi tổng đài taxi về thời gian làm việc của họ trong dịp Tết, đặc biệt xin lại số di động cá nhân của một vài tài xế gần khu nhà bạn để kịp thời thuê xe. Mẹ hãy luôn mang điện thoại đã sạc pin đầy đủ hoặc các phương tiện liên lạc khác bên người để gọi người hỗ trợ khi cần thiết.   Chú ý kỹ về dinh dưỡng cho mẹ bầu Ngày Tết, mẹ bầu sẽ được thưởng thức vô vàn các món ăn ngon hấp dẫn. Nhưng mẹ vẫn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để không ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng để sút cân hoặc tăng cân quá nhanh chóng trong những ngày này.   Hãy chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu chào đời khỏe mạnh trong những ngày đặc biệt này  Mẹ nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm giàu đạm, dầu mỡ mà thiếu chất xơ, vitamin hay bổ sung nước. Với các mẹ bầu đi đẻ ngày Tết, chế độ ăn cần đa dạng để cung cấp đầy đủ năng lượng sẵn sàng ngày lâm bồn.   Lưu ý những bất thường trong cơ thể Mẹ phải là người hiểu rõ cơ thể của mình cũng như thai nhi. Nên hạn chế nếu mẹ có kế hoạch đi chơi xa hoặc phải đi chúc Tết nhiều. Mẹ cần theo dõi các tín hiệu chuyển dạ để kịp thời vào viện khi cần thiết. Vào thời gian mẹ bầu đi đẻ ngày Tết thì không khí đầu xuân vẫn thường lạnh và có mưa. Vì vậy gia đình mẹ vẫn nên chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nhiệt đồ ngoài trời. Bà mẹ sau sinh cần thực hiện một số biện pháp kiêng cữ nhất định để ổn định tình trạng sức khỏe. Cần sắp xếp, phân công các thành viên trong gia đình hỗ trợ chăm sóc trẻ sơ sinh cùng mẹ trong thời gian nằm viện và khi về nhà. Mamibuy xin chúc các mẹ bầu sắp sinh “mẹ tròn con vuông”, cùng năm mới thật nhiều sức khoẻ bên thành viên mới của gia đình nhé!