Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 14 tuần tuổi】Có một bí mật mà mẹ có thể không biết, đó chính là bé đã phát hiện ra dây rốn của mình và chơi đùa với nó!

Thai nhi tuần 14 đánh dấu giai đoạn mẹ giàu năng lượng, bùng nổ với ý tưởng về việc chuẩn bị cho bé trong tương lai như sinh nở ở đâu, chăm bé ra sao, bé sẽ ngủ cùng phòng hay khác phòng với bố mẹ …

Thai nhi tuần 14 đánh dấu giai đoạn mẹ giàu năng lượng, bùng nổ với ý tưởng về việc chuẩn bị cho bé trong tương lai như sinh nở ở đâu, chăm bé ra sao, bé sẽ ngủ cùng phòng hay khác phòng với bố mẹ … Tuần này, mẹ có gì khác? Về mặt thể trạng: - Tuần thai này, chóp trên của tử cung mẹ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này đồng nghĩa với việc bụng mẹ bắt đầu nhô rõ lên và không mấy khó khăn để người ngoài nhận ra mẹ đang mang thai. - Da mẹ có thể xuất hiện các các đốm tàn nhang hay nốt ruồi trở nên đậm hơn do sự gia tăng hắc sắc tố melanin.   - Vấn đề răng lợi của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc khi sử dụng tăm hay ăn các loại thực phẩm cứng. - Táo bón cũng là một vấn đề nhiều mẹ gặp phải trong thời gian này của thai kì - Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu cho mẹ dù đó không hẳn là do mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa. Nếu dịch này màu trắng đục hoặc trong và không có mùi hay gây ngứa ngáy thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nhé! Các tế bào sản xuất chất nhày trong âm đạo đóng vai trò bảo vệ, giúp mẹ chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công từ bên ngoài. - Mẹ có thể bị nhói mạnh ở hai bên bụng. Đây là dâu hiệu cho việc các dây chằng và bó cơ có nhiệm vụ hỗ trợ sự lớn lên của tử cung đang làm việc hết năng suất. Về mặt cảm xúc: - Có những lúc mẹ cảm thấy không có thời gian suy nghĩ cho việc khác khi em bé đã chiếm hết toàn bộ tâm trí của mình. - Mẹ chăm sóc cho bản thân tốt hơn và cẩn trọng trong bất cứ việc gì có thể gây ảnh hưởng đến thai kì và em bé trong bụng. - Mối quan hệ của mẹ với ông bà của bé cũng có một chút thay đổi. Mẹ thấu hiểu hơn những cảm giác mà bà ngoại đã trải qua và cảm thấy đồng cảm với người sinh thành ra mình hơn bao giờ hết. Em bé phát triển ra sao? - Tuần này, em bé đã dài khoảng 8 đến 11.3 cm, cân nặng khoảng 25g, tương đương với kích thước một trái táo xanh.   - Em bé bắt đầu có thể thực hiện chuyển động mắt qua hai bên. Dù các cơ kiểm soát mắt đã bắt đầu làm việc nhưng mí mắt vẫn còn khép kín. Mỗi khi có ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua bụng mẹ, bé đã bắt đầu có thể cảm nhận được. - Thai nhi chuyển động nhiều, nếu tinh ý hoặc đã mang thai lần thứ hai, mẹ sẽ cảm nhận được hiện tượng thai máy. - Em bé có thể mở miệng và di chuyển môi của mình. Động tác thở và nuốt được bé thực hành đều đặn để đảm bảo nước ối được xử lý vào và ra. Lượng nước ối hiện giờ dù chỉ bằng một chén nước nhưng cũng đủ để bảo vệ cho em bé của mẹ.   -Có một bí mật mà mẹ có thể không biết, đó chính là bé đã phát hiện ra dây rốn của mình và chơi đùa với nó. Mẹ không cần lo lắng khi bé nắm chặt dây rốn làm cho lượng máu lưu thông bị giảm. Bé sẽ tự buông dây rốn ra trước khi có nguy cơ này diễn ra. Mẹ nên làm gì? - Gặp nha sĩ nếu mẹ gặp các vấn đề về răng miệng. Thay đổi loại bàn chải có đầu nhỏ hơn và lông bàn chải mềm hơn để tránh làm tổn thương phần nướu đang rất nhạy cảm của mẹ. - Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và tập thể dục đều đặn sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón thai kì. - Trao đổi với cấp trên về công việc của bạn nếu bạn công việc của bạn yêu cầu phải đứng quá lâu hay di chuyển quá nhiều. - Mẹ có thể chụp lại bụng bầu của mình để lưu lại làm kỉ niệm. Sau này, mẹ sẽ rất bất ngờ và xúc động khi nhìn lại hình ảnh của hai mẹ con trong thai kì đấy! - Mẹ hãy dùng kem chống nắng có thành phần an toàn cho mẹ và bé, chống lại UVA và UVB để sử dụng trong thai kì nhé! Mời mẹ cùng nghiên cứu tiếp về tuần thai thứ 15.