Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Ai nói ngực nhỏ, ngực mềm thì ít sữa? Sự thật là chẳng có gì liên quan!

Nhiều người cho rằng, những mẹ cho con bú có ngực nhỏ hoặc ngực mềm nghĩa là sẽ không đủ sữa cho bé. Suy nghĩ này là không đúng. Trên thực tế, việc ngực to hay nhỏ, căng hay mềm hoàn toàn không quyết định lượng sữa nhiều hay ít.

Nhiều người cho rằng, những mẹ cho con bú có ngực nhỏ hoặc ngực mềm nghĩa là sẽ không đủ sữa cho bé. Suy nghĩ này là không đúng. Trên thực tế, việc ngực to hay nhỏ, căng hay mềm hoàn toàn không quyết định lượng sữa nhiều hay ít.     Trước hết, có thể nói rằng, lượng sữa tiết ra ở mỗi mẹ là khác nhau, song, mẹ nào cũng đều có chung một cơ chế tiết sữa. Việc hiểu đúng về cơ chế tiết sữa sẽ giúp mẹ loại bỏ những ngộ nhận về sự liên quan giữa kích cỡ, trạng thái của bầu ngực với lượng sữa tiết ra.   1. Cơ chế tiết sữa mẹ hoạt động như thế nào? - Thời kỳ mang thai: Ngay từ khi mẹ mới mang thai, tuyến vú của mẹ (nơi sản xuất sữa) đã bắt đầu phát triển và hoạt động do ảnh hưởng từ các nội tiết tố từ cơ thể mẹ và nhau thai. Do đó, ở tam cá nguyệt đầu tiên của thái kỳ, mẹ sẽ cảm thấy có nhiều thay đổi lớn ở ngực, do tuyến vú phát triển mạnh, ngực sẽ căng, tăng kích cỡ và xuất hiện các mạch máu ở quanh bầu ngực, nhũ hoa nhô ra… Ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non để chuẩn bị cho quá trình cho con bú sau này. Một số mẹ có thể thấy rỉ sữa non, đây là dấu hiệu sinh lý hoàn toàn bình thường. - Sản xuất sữa sau sinh: Sau khi em bé chào đời, quá trình sản xuất sữa sẽ tự động khởi động. Sữa được tiết ra từ tuyến vú: Vào thời điểm này, nồng độ các nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ sẽ giảm đáng kể, trong khi đó nồng độ nội tiết tố prolactin sẽ tăng lên rất nhanh. Nội tiết tố prolactin kích hoạt các tế bào sản xuất sữa trong tuyến vú. Khi bé ngậm và mút vú mẹ, hàm lượng nội tiết tố prolactin sẽ tăng lên và đẩy mạnh quá trình sản xuất sữa, giúp sữa sản xuất nhiều hơn, lúc này sữa mẹ sẽ càng được đẩy về nhanh hơn. Trong thời gian cho con bú, sữa sẽ được sản xuất ra theo chu kỳ: Bé mút vú mẹ và kích thích tiết sữa và sản xuất sữa, sau đó bé bú lượng sữa có trong mỗi bầu bú, lượng sữa mới sẽ tiếp tục được sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của bé ở lần bú sau.     - Cơ chế tiết sữa: Những phản xạ kích thích tiết sữa như khi bé mút, bú, khi hút bằng máy hút sữa hoặc khi kích thích ngực sẽ được gửi tín hiệu tới tuyến yên, kích thích tạo ra nội tiết tố oxytoxin và thúc đẩy việc tạo sữa ở ngực. Khi ngực đã quen với phản xạ này, bất kỳ kích thích tương tự ví dụ như khi ôm ấp, chăm sóc bé, nghe tiếng bé khóc hoặc khi bé mút cũng có thể kích thích tiết sữa. Như vậy, theo cơ chế tự nhiên, bé càng bú nhiều sữa mẹ thì cơ thể mẹ sẽ càng sản sinh ra nhiều sữa hơn. Trong tuyến vú cũng có chất ức chế tạo sữa, khi vẫn còn một lượng sữa lớn dự trữ trong bầu vú của mẹ thì chất ức chế này sẽ được tiết ra, điều khiển tuyến vú ngưng sản xuất sữa. Nếu bé bú mẹ nhiều hoặc mẹ vắt sữa thường xuyên, điều này sẽ làm trống vú và quá trình sản xuất sữa mẹ lại tiếp tục để bổ sung lượng sữa.   2. Kích cỡ bầu ngực có ảnh hưởng đến lượng sữa không? Một hiểu lầm khá phổ biến là cho rằng lượng sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào kích cỡ của bầu ngực: ngực to thì nhiều sữa, ngực nhỏ thì ít sữa. Nhưng thực tế không phải vậy. Ngực to hay nhỏ là do cấu trúc mô mỡ và mô liên kết trong ngực quy định. Còn nơi sản xuất sữa lại là tuyến vú. Ở đa số phụ nữ, dù kích cỡ ngực to hay nhỏ, số lượng tuyến vú gần như tương đương. Do vậy, dù ngực mẹ nhỏ về kích cỡ thì vẫn đủ khả năng cung cấp đủ sữa cho con bú. -> Kết luận: Ngực nhỏ không đồng nghĩa với ít sữa!     3. Trạng thái bầu ngực có liên quan đến lượng sữa không? Với các mẹ cho con bú, bầu ngực của mẹ thường sẽ ở một trong hai trạng thái: căng hoặc mềm. Nhiều người cho rằng, ngực căng mới là nhiều sữa, còn ngực mềm tức là mẹ đang thiếu sữa. Quan điểm này thực tế cũng không chính xác. Trước hết, hãy hiểu rõ về “ngực căng” và “ngực mềm”! - Ngực căng: Là hiện tượng xảy ra do căng sữa. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều sữa hoặc bé bú ít, khoảng cách giữa hai lần bé bú xa nhau (thường xảy ra ở giai đoạn mới sinh, khi bé bú chưa đều và ổn định) thì trong bầu ngực của mẹ sẽ có rất nhiều sữa, tự nhiên sẽ phải căng lên. - Ngực mềm: Là khi lượng sữa sản xuất và tiết ra phù hợp với nhu cầu của bé. Khi bé bú ổn định hơn và cơ thể sản xuất lượng sữa vừa đủ, phù hợp với nhu cầu của bé thì ngực mẹ sẽ sản xuất ra lượng sữa ở mức vừa đủ nên sẽ ít căng hoặc sờ thấy mềm hơn. Nhưng lượng sữa cơ thể mẹ sản xuất ra vẫn đủ để cung cấp cho bé, khi bé bú hết sữa khiến ngực trống thì tuyến vú sẽ nhanh chóng hoạt động để sản xuất lượng sữa mới bù đắp vào. Như vậy, dù ngực mẹ mềm nhưng bé vẫn bú bình thường, không có biểu hiện đói sữa thì mẹ không có gì phải lo cả. -> Kết luận: Ngực mềm không đồng nghĩa với thiếu sữa!     Tóm lại, mẹ đừng quá lo lắng nếu ngực mình nhỏ hay mềm! Hãy nhớ rằng, để cơ thể mẹ sản sinh sữa đều đặn và để chất lượng sữa được thơm ngon, giàu dinh dưỡng; việc mẹ cần làm là cho con bú đúng cách, tăng cường bổ sung những thực phẩm lợi sữa, nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần thật thoải mái. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ và đặc biệt là bình tĩnh trong mọi vấn đề để có thể nuôi con thật tốt nhé! Có thể mẹ quan tâm: Ăn những món này vào, sữa mẹ về ào ào! Các mẹ bổ sung vào thực đơn ngay để có sữa cho con bú nhé!