Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Vệ sinh mũi cho bé

Khoảng thời gian giao mùa cũng là lúc trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để tránh các bệnh hô hấp là quan trọng hơn bao giờ hết. Thế nên, mỗi gia đình cần tìm hiểu và chuẩn bị những biện pháp phòng bệnh c

Khoảng thời gian giao mùa cũng là lúc trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để tránh các bệnh hô hấp là quan trọng hơn bao giờ hết. Thế nên, mỗi gia đình cần tìm hiểu và chuẩn bị những biện pháp phòng bệnh cho bé. Viêm họng cấp tính là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh là cổ họng đau rát mỗi khi nuốt thức ăn hay uống nước, có dấu hiệu sốt, khàn tiếng, và ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, hoặc do vi rút. Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, gây ra các biến chứng cơ tim và van tim. Viêm amidan Triệu chứng của viêm amidan cũng tương tự như viêm họng cấp tính, nhưng sẽ kèm theo khó nuốt, đau trong vòm họng, có thể kéo dài đến vài giờ. Nghiêm trọng hơn thì trẻ có thể bị lạc giọng hoặc mất giọng, cảm thấy mệt mỏi uể oải đồng thời sốt cao trên 38 độ C. Bên cạnh đó, viêm amidan là căn bệnh phổ biến khiến trẻ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng bệch, niêm mạc họng đỏ lên và góc hàm có thể nổi hạch. Nếu bệnh chuyển biến nặng, trở thành viêm amidan mãn tính, trẻ thường ngáy khi ngủ và chủ yếu chỉ thở bằng miệng, gặp khó khăn khi phát âm. Nếu bố mẹ không đưa trẻ đến các trung tâm y tế kịp thời, có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và ảnh hưởng đến các chức năng về tai của trẻ. Viêm khí, phế quản Trong hệ thống hô hấp, khí quản là ống dẫn lớn nhất. Thường trong thời tiết giao mùa, cả trẻ em và người lớn đều rất dễ mắc viêm khí phế quản. Nhiều trường hợp nhẹ thì chỉ biểu hiện sổ mũi trong và ho nhẹ. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, không có biện pháp điều trị đúng cách, nhiễm trùng sẽ dễ lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi của trẻ, phế nang và nhu mô phổi, khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm, có thể dẫn đến các triệu chứng sốt cao li bì, ho đàm đặc, đàm chuyển sang xanh hoặc vàng, Cúm Cúm là căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa. Bởi trẻ em còn nhỏ và sức đề kháng còn yếu, chưa hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để vi rút dễ dàng xâm nhập hơn. Vi rút cúm thường lây trực tiếp thông qua tiếp xúc, giao tiếp hằng ngày. Hơn nữa, vi rút cúm sinh sôi rất nhanh tạo nên số lượng lớn tấn công vào cơ thể. Triệu chứng thường thấy nhất là sốt nhẹ, ớn lạnh, kèm theo đau đầu, ho, đau họng, chóng mặt, biếng ăn, đặc biệt là nghẹt mũi và hắt hơi nhiều. Tuy bệnh cúm khá phổ biến, thế nhưng không nên xem thường, nếu bệnh diễn biến nhanh và phức tạp thì nguy cơ tử vong sẽ càng cao. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Tuy những căn bệnh kể trên khá nghiêm trọng nếu biến chứng nặng, nhưng nếu bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ thì còn có thể chữa trị kịp thời. Ngoài ra, các bố mẹ cũng cần phải quan tâm và chú ý đến sức khỏe của trẻ nhỏ, ngay cả những biểu hiện nhỏ nhặt nhất. Bên cạnh đó, phải luôn tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa. Giữ ấm cho bé Giữ ấm cho trẻ nhỏ cũng là cách phòng các bệnh về đường hô hấp hiệu quả, đặc biệt là trong mùa đông và giao mùa – khi mà trẻ dễ nhiễm bệnh nhất. Bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp cho bé như: mặc ấm, đội mũ ôm kín tai, giữ ấm cổ khi ra đường, mang tất để giữ cho chân luôn ấm áp, ăn chín uống sôi. Vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh trẻ Trẻ em khi còn nhỏ thường rất hoạt bát và hiếu động, việc trẻ hoạt động ở môi trường bên ngoài hằng ngày cũng là nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bởi vi khuẩn và vi rút tồn tại ở khắp mọi nơi. Thế nên cha mẹ cần thường xuyên bảo vệ cho con bằng cách vệ sinh thân thể cho trẻ và vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. Ngoài ra còn phải tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân từ nhỏ để có thể tự chăm sóc bản thân mình. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé Để bé có thể khỏe mạnh và tự chống lại bệnh tật, cha mẹ cần quan tâm đến khẩu phần ăn của bé. Có một số các chất dinh dưỡng mà cha mẹ không nên bỏ qua để giúp con phòng chống bệnh hô hấp như: Vitamin A: đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác và giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô và chất dịch nhầy của hệ hô hấp. Các chất dịch nhầy này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng và vi khuẩn. Chất xơ: Y học đã chứng minh, chất xơ có vai trò rất lớn trong tiêu hóa, làm sạch đường ruột, góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, người lớn cần 20 gam – 22 gam chất xơ mỗi ngày, còn ở trẻ em thì chỉ cần ½ số này. Các vị phụ huynh có thể chế biến đa dạng món ăn bổ sung chất xơ cho trẻ từ nhiều loại thực phẩm. Đạm động vật: Các loại thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt heo, bò, gà, tôm, cua… và trứng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu. Theo nghiên cứu của nhóm TS. Mark M., ĐH Washington, Mỹ, đạm động vật được xem là quan trọng cho trẻ trong giai đoạn đang tăng trưởng vì đạm này ngoài cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu, còn cung cấp thêm sắt, vitamin B12. Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, chất đạm động vật phòng bệnh rất tốt cho trẻ nhỏ. Vệ sinh mũi thường xuyên Khi cơ thể khỏe mạnh, mũi có cơ chế tự làm sạch đường hô hấp. Thế nhưng trong mùa đông, sức đề kháng của trẻ yếu kèm theo các tác nhân môi trường xung quanh (thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm), mũi mất đi khả năng làm sạch và dễ bị viêm nhiễm. Chính vì thế ngay cả khi trẻ không có bất cứ biểu hiện bệnh nào, cha mẹ cũng nên nước muối vệ sinh mũi thường xuyên. Chỉ nên sử dụng nước muối biển để xịt mũi thì không thể hiệu quả bởi khi mũi bị tắc, nước muối sẽ không thể đi sâu và khoang mũi để làm sạch được. Cha mẹ nên sử dụng các bộ dụng cụ vệ sinh mũi họng để có thể làm sạch khoang mũi, giúp các con tránh khỏi bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa này. ============================= Trên đây là những dấu hiệu phân biệt các loại bệnh về đường hô hấp và cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa. Hy vọng các bố mẹ sẽ tìm hiểu và nghiên cứu, áp dụng đúng đắn các biện pháp cần thiết để hệ miễn dịch của bé được phát triển toàn diện nhất.