Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

1 tháng trước khi mang thai cần chuẩn bị gì?

Bạn đã quyết định mình sẽ làm mẹ? Nhưng đợi chút, bạn cần chuẩn bị tốt cho một thai kỳ và em bé chào đời khỏe mạnh. Bạn đã biết mình cần làm những việc gì chưa? Mẹ chớ bỏ qua bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chuẩn bị 1 tháng trước khi mang thai: những điều ba mẹ nên làm.

Bạn đã quyết định mình sẽ làm mẹ? Nhưng đợi chút, bạn cần chuẩn bị tốt cho một thai kỳ và em bé chào đời khỏe mạnh. Bạn đã biết mình cần làm những việc gì chưa? Mẹ chớ bỏ qua bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chuẩn bị 1 tháng trước khi mang thai: những điều ba mẹ nên làm. Bố mẹ cần chuẩn bị gì 1 tháng trước khi mang thai? Đảm bảo chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trước khi mang thai Chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất vừa tăng khả năng thụ thai vừa tạo tiền đề cho bé phát triển kiện toàn sau này. Do đó, trước khi mang thai 1 tháng thì mẹ nên quan tâm đảm bảo đủ một số vi chất thiết yếu từ thực đơn hàng ngày như: Axit folic (vitamin B9): cung cấp khoảng 400mcg/ngày giúp giảm tới 70% thai nhi bị mắc các dị tật bẩm sinh. Axit folic chứa nhiều trong các loại rau màu xanh đậm (rau bina, rau chân vịt, rau lang,…) Sắt: 27-30mg/ngày tham gia vào quá trình hình thành tế bào máu đỏ và vận chuyển oxy đi khắp các tế bào cơ thể. Mẹ có thể bổ sung sắt qua các loại thịt đỏ (điển hình là thịt bò), trứng, rau muống,… Canxi: cần khoảng 800 mg canxi mỗi ngày, mẹ cung cấp canxi từ nhiều thực phẩm như các loại hạt, đậu, hải sản (tôm, cá, cua,…), sữa và chế phẩm từ sữa,… DHA: Loại omega-3 quan trọng cần tích lũy giúp tăng cường dòng máu tới tử cung, mẹ dễ thụ thai hơn và tăng khả năng sống sót của thai nhi khi thụ thai thành công. Mẹ có thể bổ sung vi chất này từ nguồn cá hồi, dầu cá, cá ngừ, tảo biển,… Kẽm: tốt cho sự phát triển của bé, nâng cao hệ miễn dịch của mẹ và bé, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn. Kẽm chứa nhiều trong thịt bò, thịt gà, hải sản. Do hàm lượng các dưỡng chất này sẽ bị hao hụt khi chế biến nên ngoài cung cấp dinh dưỡng từ thực đơn hàng ngày, mẹ cũng nên tham khảo sử dụng viên uống bổ sung để đảm bảo đủ vi chất cần thiết cho cơ thể. Đối với bố, là đối tác, bố cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu kẽm, axit folic, vitamin C, selen giúp thúc đẩy cơ quan sinh sản tạo ra nhiều tinh trùng khỏe mạnh. Cụ thể, bố cần tăng cường bổ sung hải sản, các loại rau màu xanh lá đậm, trái cây họ cam, giá đậu, socola đen,… >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Chuẩn bị 1 tháng trước khi mang thai – thiết lập thói quen có lợi Cùng với chế độ dinh dưỡng, chuẩn bị 1 tháng trước khi mang thai, ba mẹ nên thiết lập thói quen có lợi có thể kể đến như: Đảm bảo lượng nước cung cấp đủ mỗi ngày (từ 2,5-3 lít nước). Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya vì ngủ muộn có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đi bộ, đạp xe hay tập các bài thể dục nhẹ nhàng, bài tập yoga với tư thế phù hợp giúp nâng cao sức khỏe. Chuẩn bị tinh thần tốt, tìm hiểu các giải pháp giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế tối đa lo lắng, stress. Cố gắng tránh xa các bệnh truyền nhiễm bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng, tránh ở lâu trong môi trường chứa nhiều chất hóa học,… >>Xem thêm: canxi cho bà bầu giúp ngừa đau nhức xương Tiêm phòng trước khi mang thai tránh một số virus gây hại Chuyên gia khuyến cáo trước khi mang thai, mẹ cũng nên tiêm phòng một số mũi tiêm để tránh virus gây hại như vắc xin viêm gan B, sởi- quai bị- rubella, vắc xin thủy đậu, cúm, ung thư cổ tử cung HPV. Mẹ nên tìm hiểu và lưu ý lịch tiêm từng mũi cụ thể, lựa chọn địa điểm thăm khám và tiêm uy tín để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt Những điều ba mẹ nên kiêng khi chuẩn bị 1 tháng trước khi mang thai Để chuẩn bị chào đón một thai nhi khỏe mạnh, bố mẹ cần chú ý: Hạn chế những tác nhân gây căng thẳng, luôn luôn giữ tâm trạng tốt nhất. Bố và mẹ cần phải bỏ uống rượu, hút thuốc lá vì thói quen này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bố mẹ, em bé trong bụng. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm việc trong môi trường chất phóng xạ cần đảm bảo điều kiện bảo hộ lao động và mẹ cũng nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Tránh làm việc quá sức khiến cơ thể bị mệt mỏi, cả bố và mẹ cần đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý. Không nên tăng cân quá mức vì cân nặng tăng mất kiểm soát vừa dẫn tới nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp vừa khiến mẹ khó thụ thai hơn. >>Xem thêm: cách uống sắt và canxi cho bà bầu Hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để chuẩn bị cho quá trình mang thai của mình. Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình chu đáo.