Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ sau sinh 1 tháng bị mất sữa phải làm sao?

Tình trạng mất sữa 1 tháng sau sinh xảy ra đối với nhiều sản phụ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng sợ rằng con không đủ sữa để bú và băn khoăn liệu rằng mất sữa 1 tháng làm gì để lấy lại nguồn sữa? Cùng tìm hiểu cách kích để nhiều sữa nhanh và hiệu quả giúp các mẹ vượt

Tình trạng mất sữa 1 tháng sau sinh xảy ra đối với nhiều sản phụ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng sợ rằng con không đủ sữa để bú và băn khoăn liệu rằng mất sữa 1 tháng làm gì để lấy lại nguồn sữa? Cùng tìm hiểu cách kích để nhiều sữa nhanh và hiệu quả giúp các mẹ vượt qua tình trạng này. Sau sinh 1 tháng bị mất sữa ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé? Mất sữa sau sinh là điều không mẹ nào mong muốn bởi tình trạng này có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ và tâm lí của mẹ. Cụ thể: Đối với trẻ:  Trẻ thiếu đi nguồn dưỡng chất quý giá: Có rất nhiều dưỡng chất có trong sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển của trẻ như vitamin, protein, carbohydrate, axit amin. Nếu sữa mẹ mất quá sớm, trẻ sẽ bị mất đi nguồn vitamin và khoáng chất quý giá này. Trẻ dễ bị rối lạn tiêu hóa hay quấy khóc: Khi mẹ mất sữa hoàn, trẻ phải uống thêm sữa công thức. Hàm lượng protein cùng một số chất dinh dưỡng trong sữa công thức có thể nhiều hơn sữa mẹ nhưng trẻ lại chưa đủ lớn để tiêu hóa và hấp thụ những dưỡng chất đó. Nhiều bé có nguy cơ dị ứng đạm trong các loại sữa công thức ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ không được gần gũi mẹ: Thông qua việc bú mẹ, trẻ sẽ được gần gũi mẹ hơn, các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên da kề da ngay khi sinh con để bảo vệ bé. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp bổ sung sắt cho bé bú qua nguồn sữa mẹ Đối với mẹ: Những ảnh hưởng khi mẹ bị mất sữa có thể kể đến như:  Dễ bị trầm cảm vì không có sữa cho con bú: Trong những tháng đầu nuôi con, điều mà mỗi mẹ quan tâm nhất chính là việc đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú. Khi sau sinh 1 tháng bị mất sữa, chắc chắn các mẹ sẽ không tránh khỏi việc lo lắng, bất an, lâu dần có thể dẫn tới trầm cảm. Dễ bị mất sữa vĩnh viễn: Việc mất sữa kéo dài kéo dài mà không có phương pháp cải thiện phù hợp sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị mất sữa vĩnh viễn. >>Xem thêm: DHA cho mẹ sau sinh giúp ngừa trầm cảm Phải làm sao khi mẹ sau sinh 1 tháng bị mất sữa? Muốn khắc phục tình trạng mất sữa sau 1 tháng khi cho con bú thì cần tìm ra nguyên nhân chính xác và loại bỏ nguyên nhân này. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng để gọi sữa mẹ về nhiều hơn: Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tiết sữa. Mẹ sau sinh bị mất sữa nên duy trì uống 2-2,5l nước mỗi ngày. Tốt nhất các mẹ nên uống nước ấm mỗi ngày và uống trước khi cho con bú 30p để đạt hiệu quả tốt nhất. Giữ tinh thần luôn thoái mái: Nếu các mẹ lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ khiến tình trạng mất sữa trầm trọng hơn. Thay vì lo lắng quá mức thì các mẹ nên giữ cho mình tinh thần thoải mái nhất có thể. Các mẹ hãy yên tâm rằng sữa sẽ lại về và đủ cho bé bú. Ngoài ra, giữ tinh thần thoải mái còn giúp các mẹ tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh. Massage ngực: Thực hiện massage ngực bằng cách dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây) rồi dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú. Đây là một cách hữu hiệu giúp kích thích tiết sữa nhiều hơn. Các mẹ có thể massagebất kỳ lúc nào, có thể trước, trong hoặc sau khi cho con bú. Cho bé bú liên tục và đúng giờ: Động tác bú mút của em bé cũng là thúc đẩy tuyến sữa hoạt động trở lại. Mẹ sau sinh 1 tháng bị mất sữa nên cho con bú thường xuyên, đúng giờ sẽ giúp sữa tiết ra đều đặn và nhiều hơn. Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng đường uống: Thiếu hụt sắt, canxi, DHA sau sinh cũng khiến sữa mất đột ngột. Do đó bổ sung thuốc canxi cho mẹ cho con bú, uống thêm viên sắt và viên DHA cũng góp phần phục hồi cơ thể mẹ sau sinh cũng như gọi sữa về. >>Xem thêm: uống sắt và DHA cùng lúc được không Với những chia sẻ trên mẹ hoàn hoàn có thể yên tâm và giữ bình tĩnh và tìm cho mình phương pháp khắc phục phù hợp để lấy lại nguồn sữa dồi dào cho bé bú.