Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hướng dẫn giải đáp những câu hỏi khó trả lời của trẻ

Mình tin chắc rằng những gia đình có con nhỏ từ 2-4 tuổi đều gặp trường hợp một ngày phải giải đáp hàng loạt những câu hỏi khó trả lời của trẻ.

Mình tin chắc rằng những gia đình có con nhỏ từ 2-4 tuổi đều gặp trường hợp một ngày phải giải đáp hàng loạt những câu hỏi khó trả lời của trẻ. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao trẻ lại thắc mắc và đặt nhiều câu hỏi như vậy? Làm cách nào để chúng ta có thể giải đáp tất cả những câu hỏi vì sao của bé một cách tốt nhất, ngay cả khi chúng ta không biết câu trả lời? Đặc biệt, những câu hỏi đó có ảnh hưởng và vai trò gì tới sự phát triển của trẻ? Bây giờ, cùng tìm hiểu ngay nhé! Vì sao cần giải đáp những câu hỏi khó trả lời của trẻ? Một nghiên cứu cho thấy, những câu hỏi khó trả lời của trẻ ở giai đoạn 2-4 tuổi liên quan đến một cơ chế thu thập thông tin. Và điều này rất cần thiết cho sự phát triển nhận thức. Những câu hỏi vì sao của trẻ được đặt ra liên tục và hỏi bất cứ khi nào là một cơ chế hoàn toàn tự nhiên để trẻ lấy thông tin. Nếu những câu hỏi đó được bố mẹ trả lời một cách quan tâm, có sự hướng dẫn và có nội dung. Thì trẻ sẽ phát triển rất tốt về nhận thức sau này. Kỹ năng đặt câu hỏi được coi là “ngây ngô” này sẽ giảm dần sau 10 tuổi. Và chuyển dần sang giai đoạn tiếp thu. Giai đoạn này lại có liên hệ mật thiết với các kỹ năng mới như đọc, viết và thuyết trình. Điều này có nghĩa là: Giai đoạn trẻ đặt câu hỏi là một phần phát triển liên tục với những giai đoạn sau. Giúp trẻ nhận thức, đánh giá về thế giới xung quanh tốt hơn. Nếu một đứa trẻ biết đặt câu hỏi từ nhỏ sẽ biết tìm tòi đọc sách, biết cách tự học. Mà không cần bố mẹ phải dày công tốn sức làm đủ mọi cách để trẻ yêu thích sách. Xem thêm: Làm sao để dạy trẻ biết chia sẻ, không phải ép trẻ chia sẻ Trả lời những câu hỏi của trẻ thế nào là được chấp nhận? Thế nào là không? Ai sẽ là người được trẻ chọn để đặt câu hỏi? Với những đứa trẻ dưới 3 tuổi thì có thể đặt nhiều câu hỏi ngẫu nhiên với cha mẹ. Thậm chí là với bất kỳ một người nào khác. Bởi thực sự trẻ chỉ quan tâm đến vấn đề mà mình đang tò mò mà thôi. Nhưng khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ chọn lọc những người có đủ 2 yếu tố sau đây để hỏi: Người đó có vui lòng lắng nghe câu hỏi của trẻ không? Họ có đủ kiên nhẫn và hiểu biết để giải đáp điều trẻ muốn? Nghe thì hơi phức tạp. Nhưng thực tế điều trẻ muốn là tìm một người chịu giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Nếu bạn là người được trẻ chọn, thì hãy vui mừng vì đối với trẻ bạn là một người đặc biệt. Trẻ sẽ rất yêu mến và tin tưởng bạn. Đồng thời việc bạn làm hay nói sẽ có tác động tới mọi nỗ lực của trẻ. Trả lời những câu hỏi vì sao của trẻ thế nào thì được chấp nhận? Câu trả lời của ba mẹ cần phải có đủ 2 yếu tố sau: Phải thể hiện thái độ quan tâm khi trẻ hỏi Câu trả lời cần đầy đủ thông tin, ngắn gọn. Chủ yếu nhấn mạnh ngôn ngữ và hành động với trẻ 1- 3 tuổi. Với trẻ 4-8 tuổi thì cần có sự giải thích. Không phải lúc nào chúng ta cũng có ngay câu trả lời. Nhưng cách chúng ta thể hiện việc “chưa rõ câu trả lời” đó cũng mang lại lợi ích phát triển cho sự tiếp nhận thông tin của trẻ. Ví dụ 1: Nếu bạn không biết câu trả lời Bạn cứ nói: “Cái này mẹ cũng chưa rõ. Hay là chúng ta ghi chú lại. Ngày mai mẹ con mình đi nhà sách/ thư viện để cùng tìm câu trả lời nhé!”. Nói là phải làm, bạn hãy note lại trong 1 sticker và dán lên tủ lạnh hoặc một nơi nào đó dễ nhìn và ghi chú lại: “Mai 2 mẹ con mình đi nhà sách nhé!” Chắc chắn, con sẽ rất hứng thú, và hí hửng luôn nhắc mẹ nhớ việc ra nhà sách để tìm câu trả lời. Ví dụ 2: Nếu bạn đang bận Nếu bé hỏi lúc bạn đang bận làm gì đó. Hãy dừng lại khoảng 5 phút để giải thích. Hành động này thể hiện một thái độ rất tôn trọng trẻ và xem các câu hỏi của trẻ đều rất quan trọng. Hoặc bạn có thể giải thích là “Mẹ sẽ tìm câu trả lời cho con sau khi mẹ xong việc nhé!” Xem thêm: Chứng sợ hãi ở trẻ em và cách ba mẹ ứng xử với từng nỗi sợ Các cách trả lời làm mất cơ chế tiếp nhận thông tin đòi hỏi của trẻ 1. Phớt lờ những câu hỏi khó trả lời của trẻ Ngày nay, ba mẹ thường quá bận rộn với công việc. Dành quá nhiều thời gian cho lướt web, chơi game, xem phim… và thường không có nhiều thời gian để lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ được làm quen với các thiết bị điện tử quá sớm cũng sẽ dần ít đặt câu hỏi hơn. Từ đó, cơ chế tiếp nhận thông tin đòi hỏi cũng bị thay đổi. 2. Trả lời các câu hỏi của trẻ một cách đại khái Điều này rất nhiều ba mẹ đang gặp phải. Không hề tập trung vào câu hỏi, trả lời một cách đại khái, không có nội dung. Mặc dù không phải lúc nào cũng cần trả lời nghiêm túc. Ví dụ: Trẻ hỏi chỉ để gây sự chú ý như: “mẹ ơi, cái này sao?” hoặc “mẹ ơi con ăn kem được không? thì bạn chỉ cần cho bé biết là bạn có đồng ý hay hông. Còn với các câu hỏi đòi hỏi có nội dung thì bạn nên trả lời và giải thích có nội dung cho trẻ. Hướng dẫn giải đáp những câu hỏi khó trả lời của trẻ 1. Với những trẻ Ở tuổi này trẻ mới đang học nói, và thường hay nói nhanh. Câu hỏi thường không rõ ràng, các âm phát ra thường dính lại với nhau. Đôi lúc không thể nghe được điều trẻ muốn hỏi là gì. Tuy nhiên, đừng bỏ qua giây phút này bởi chính những lúc này bạn không chỉ giúp cho cơ chế tiếp nhận thông tin đòi hỏi phát triển. Mà còn giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ tốt hơn. Bạn chỉ cần bảo bé nói lại, và thể hiện thái độ tích cực lắng nghe. Ví dụ: “Ừ mẹ hiểu, con hướng dẫn mẹ thử nhé!” Thế là lúc này bé sẽ lại dẫn lại đến cái bé nói, giúp bé tập nói từ từ. Sau vài lần như thế, bé cũng nói tốt hơn và nhận thức cũng tốt hơn. 2. Với trẻ từ 2,5- 4 tuổi Giai đoạn này, những câu hỏi khó trả lời của trẻ thường gặp liên quan đến: Cái gì? Như thế nào? Tại sao?…. Bạn hãy luôn mở đầu với câu: “Để mẹ thử trả lời câu hỏi của con nhé….”. Câu trả lời của bạn nên ngắn gọn, tầm 2 câu, nhấn mạnh ngôn ngữ và hành động để trẻ học. 2. Với những trẻ > 4 tuổi Những câu hỏi của trẻ ở giai đoạn này khá phức tạp, tần suất cũng dày hơn. Đòi hỏi câu trả lời của bạn phải có nội dung, không nên trả lời sai. Nếu không biết, bạn cứ nói là không biết và sẽ giải đáp sau. Đối với những câu hỏi có thể sử dụng các thí nghiệm, nghiên cứu để trả lời thì bạn hãy thử làm cách này. Bởi một số nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ở độ tuổi này khi được làm quen với các môn khoa học, nghiên cứu sẽ rất yêu thích và học giỏi các môn khoa học về sau. Ví dụ: Trẻ hỏi về vòng đời của con ếch từ con nòng nọc. Bạn có thể cho bé xem một quyển sách có hình ảnh, hoặc video về quá trình nòng nọc biến thành ếch. Kết luận Cảm giác của bạn thế nào nếu như khi đang thuyết trình mà khán giả phía dưới luôn thờ ơ, không quan tâm đến điều bạn nói? Trẻ em cũng vậy, đừng tắt nguồn cảm hứng của trẻ. Cảm giác hụt hẫng và thất vọng cũng tương tự như cảm giác của bạn nếu những câu hỏi vì sao của trẻ không được quan tâm. Giới thiệu cho ba mẹ một tài liệu rất hay giúp ba mẹ có các câu trả lời đúng nhất, hay nhất như một nhà khoa học thực thụ. Cuốn sách có tên là “Siêu nhí hỏi – Nhà khoa học trả lời” đã có 1000+ lượt mua trên Tiki. Các câu hỏi trong cuốn sách này xoay quanh những khía cạnh khác nhau của khoa học. Bao trùm ở các chủ đề chính gồm cơ thể con người, vật lý, hóa học, không gian, khoa học tự nhiên và Trái Đất. Ví dụ: Tại sao bầu trời có màu xanh? Vì sao các ngôi sao lấp lánh? Tại sao nước sủi bọt khi sôi? Vì sao chúng ta đổ mồ hôi khi vận động? Chắc chắn cuốn sách sẽ đem đến một thế giới khoa học đầy niềm vui, hài hước, thú vị. Không những làm thỏa mãn trí tò mò của các nhà khoa học nhí. Mà còn là nguồn tài liệu hay ho giúp bố mẹ giải đáp tất tần tật những câu hỏi khó trả lời của trẻ. __________________________________________________________ 👉  Xem nhiều mẹo và kiến thức bổ ích tại: 📌 Website: mapforkid.com 📌 Instagram: @mapforkid 📌 Fanpage: Map For Kid - Làm mẹ dễ dàng