Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Những điều cần biết về vàng da ở trẻ sơ sinh!

Vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khi mới chào đời chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số gặp ở trẻ đẻ thiếu tháng (đẻ non), phân thành vàng da sinh lý (mức độ nhẹ) và vàng da bệnh lý (mức độ nặng). Vàng da sinh lý thường tự biến mất sau một thời gian ngắn còn vàng gia bệnh lý lại rất nguy h

Vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khi mới chào đời chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số gặp ở trẻ đẻ thiếu tháng (đẻ non), phân thành vàng da sinh lý (mức độ nhẹ) và vàng da bệnh lý (mức độ nặng). Vàng da sinh lý thường tự biến mất sau một thời gian ngắn còn vàng gia bệnh lý lại rất nguy hiểm cho trẻ. Theo các chuyên gia nhi khoa, nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời có thể sẽ để lại di chứng nặng nề do bilirubin gián tiếp thấm vào não và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.   Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bilirubin, đây là sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy hồng cầu. Các tế bào thường xuyên bị phá hủy và thay mới. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Sau đó bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan bé và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu nên dẫn tới hiện tượng bị vàng da. Nếu là vàng da sinh lý (chiếm 45 - 60% trẻ đủ tháng và hơn 60% trẻ đẻ non) thì mức độ vàng da nhẹ không có thêm các triệu chứng bất thường nào khác. Tốc độ vàng da tăng chậm rồi giảm dần. Khi bé được 2 tuần tuổi, bé bắt đầu ăn, gan của bé đã phát triển đầy đủ hơn và có thể đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào. Tuy nhiên vàng da có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn chính vì thế bố mẹ và bác sĩ vẫn phải tiếp tục theo dõi tốc độ kéo dài vàng da, các triệu chứng bất thường cũng như tiến hành xác nhận nồng độ bilirubin trong máu của trẻ để kịp thời phát thiện và điều trị nếu bé bị vàng da bệnh lý. Vàng da bệnh lý là căn bệnh rất nguy hiểm vì nồng độ bilirubin ở mức cao có thể thấm vào não khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não suốt đời, thậm chí tử vong. Thường thì sau 72 giờ sau khi sinh bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra xem bé có tình trạng bị vàng da hay không. Tuy nhiên có một số trường hợp sau khi xuất viện trẻ mới xuất hiện dấu hiệu vàng da nên bố mẹ cần phải để ý để đưa con đi khám ngay nhé!   Dấu hiệu vàng da bệnh lý 1. Hiện tượng vàng da đậm xuất hiện sớm. 2. Sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và sau 2 tuần với trẻ non tháng trẻ không có dấu hiệu hết vàng. 3. Da vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả vùng mắt. 4. Trẻ vàng da có các triệu chứng bất thường như co giật, nhịp tim chậm, bú kém, bụng chướng, quấy khóc... 5. Nồng độ bilirubin trong máu cao hơn bình thường.   Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị vàng da sơ sinh là: 1. Bé sinh non tháng, hoặc sinh ra trước 37 tuần. 2. Bé không đủ sữa mẹ (hoặc sữa bột). 3. Bé có loại máu không tương thích với máu của mẹ. Hiện tượng này sẽ xảy ra hiện tượng các kháng thể phá huỷ các tế bào hồng cầu và làm bilirubin của bé tăng cao đột ngột.   Các nguyên nhân khác của vàng da trẻ sơ sinh : 1. Bầm tím khi sinh hoặc xuất huyết nội. 2. Bệnh lý về gan, mật 3. Nhiễm trùng 4. Thiếu hụt enzyme 5. Bé có sự bất thường về hồng cầu.   Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh? Chứng vàng da sinh lý thường là nhẹ và tự giải quyết vì gan của em bé bắt đầu trưởng thành. Mẹ cho bé bú thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ sơ sinh đào thải bilirubin. Chứng vàng da bệnh lý thường được điều trị bằng 3 phương pháp chính tùy từng trường hợp: - Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. - Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. - Truyền máu trong trường hợp rất nặng, việc truyền máy sẽ giúp thay thế máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Giảm triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.   Có thể ngừa bệnh vàng da trẻ sơ sinh được không? Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh vàng da sơ sinh tuy nhiên khi mang thai mẹ bầu có thể chú ý những điều dưới đây để giảm nguy cơ con bị vàng da bệnh lý: + Khám thai định kỳ + Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non + Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa carotene. Beta-carotene màu cam có trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… Hoặc những loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bi na, cải xanh… Khi bé bị vàng da sinh lý, mẹ có thể ngăn ngừa chứng bệnh này trở nên trầm trọng hơn và giúp bé nhanh chóng trở lại bình thường bằng cách: 1. Cho con bú sữa mẹ: Cho bé bú 8 đến 12 lần một ngày trong vài ngày đầu đảm bảo rằng em bé không bị mất nước, giúp bilirubin thải ra nhanh hơn. ​ 2. Lựa chọn sữa công thức nếu mẹ không có sữa: Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho bé bú mỗi 2 đến 3 giờ trong tuần đầu tiên. Trẻ sơ sinh non tháng hoặc nhỏ hơn có thể uống ít sữa bột hơn. Nên tư vấn với bác sĩ, nếu mẹ quan tâm đến việc bé đang dùng quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức hoặc nếu trẻ không thức dậy ít nhất 8 lần trong 24 giờ. 3. Theo dõi bé trong 5-7 ngày đầu tiên sau sinh: Nếu mẹ nhận thấy rằng bé có các triệu chứng bệnh vàng da, hãy cho bé đi khám ngay lập tức nhé.