Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hướng dẫn ba mẹ cách ứng xử khi trẻ hay đánh người khác

Trẻ hay đánh người khác có phải là hỗn?Không ít ba mẹ cảm thấy rất bực bội mỗi khi con mình không vừa ý cái gì đó lại tát/ đánh bố mẹ. Thậm chí là trẻ còn hay đánh những người thân khác. Cho dù có quát mắng hay khẽ đánh vào tay con nhưng sự việc vẫn lặp lại.Vậy cách xử lý của ba mẹ thế nào khi bé ha

Trẻ hay đánh người khác có phải là hỗn? Không ít ba mẹ cảm thấy rất bực bội mỗi khi con mình không vừa ý cái gì đó lại tát/ đánh bố mẹ. Thậm chí là trẻ còn hay đánh những người thân khác. Cho dù có quát mắng hay khẽ đánh vào tay con nhưng sự việc vẫn lặp lại. Vậy cách xử lý của ba mẹ thế nào khi bé hay đánh người? Làm sao để con biết hành vi đó là sai và không tái phạm nữa? Tại sao trẻ hay đánh người khác? “Có lần mình đưa bé đi siêu thị. Bé nhìn thấy chiếc ô tô điều khiển từ xa thích quá và vòi vĩnh mẹ mua cho bằng được. Nhưng mình không cho mua và bé tức tối đánh vào mặt mẹ. Lúc đó mình bị mất bình tĩnh liền quát và khẽ đánh vào tay con rồi kéo về. Mặt con lúc này trông có vẻ vừa ấm ức lại xen lẫn sự sợ hãi“. Chắc hẳn trường hợp bé hay đánh người như thế này không còn xa lạ với nhiều ba mẹ nữa. Với trẻ dưới 6 tuổi, thường có hành vi đánh, tát vào cha mẹ mình hoặc người thân khi không hài lòng cái gì đó. Đôi lúc chúng ta cảm thấy hành vi đó không thể chấp nhận được và sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của con về sau. Thực tế, nguyên nhân trẻ hay đánh người khác là do chưa có đủ kỹ năng và ngôn ngữ để thể hiện và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ. Do đó, thường chọn cách phi ngôn ngữ như la hét, khóc, thậm chí là đánh để giao tiếp với người khác. Và phần lớn những đứa trẻ không hề hiểu rằng hành vi đánh người như vậy là xấu. Cách ứng xử khi trẻ hay đánh người khác 1. Với trẻ Với tình huống trẻ đánh bố mẹ, chỉ đơn giản là ba mẹ bỏ qua hoặc không cần để ý đến hành vi đánh, tát nếu trường hợp đó không quá quan trọng. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy không có gì hứng thú và trẻ sẽ dần tự bỏ hành vi này. Với các tình huống nghiêm trọng như trẻ hay đánh người thân khác: như ông bà, cô chú, anh chị em…. Bạn chỉ cần nghiêm giọng và nói “Con không được làm vậy”. Và không chơi hay tỏ ra quan tâm bé trong 3 phút. Không cần bắt trẻ xin lỗi vì thực ra lời xin lỗi không có giá trị với bé lúc này. Mục tiêu của cách ứng xử khi trẻ hay đánh người khác ở giai đoạn này là khiến trẻ cảm thấy nhàm chán với hành động đó và sẽ tự động từ bỏ. Xem thêm: Đầu tư giáo dục sớm cho trẻ là đầu tư gì mà chỉ 1 đồng lãi 8 đồng 2. Với trẻ từ 18 tháng – 6 tuổi Giai đoạn này, cách để ứng xử khi trẻ hay đánh người là giúp trẻ hiểu: Điều đó là không thể chấp nhận. Bằng cách nghiêm giọng và nói: “Con không được làm vậy! Mẹ không thích điều này!” Cùng với đó, dạy trẻ cách truyền tải ngôn ngữ để diễn tả điều trẻ muốn cho lần sau. Ví dụ: “Nếu con thích cái này, thì con nói là con thích nó.” Nếu lần sau trẻ vẫn tiếp tục dùng phi ngôn ngữ và có các hành vi đánh người khác. Bố mẹ cần cho trẻ biết kết quả của việc dùng phi ngôn ngữ đồng nghĩa với việc chấm dứt một giao kèo. 3. Với trẻ tuổi teen Với những trẻ tuổi teen thì hành vi trẻ hay đánh người khác là không thể chấp nhận được. Vì lúc này, trẻ đã có tư duy và nhận thức về hành vi của mình rồi. Do đó, trẻ cần được cha mẹ dạy cách ứng xử và có thêm hình phạt đi kèm. Ví dụ: Hình phạt là trẻ phải làm thêm việc nhà hoặc cấm túc không được sử dụng một đồ dùng gì đó trong 1 ngày. Cùng với đó, bố mẹ nên ngồi lại nói chuyện, chia sẻ và học cách lắng nghe con. Vì đôi lúc hành vi đó thể hiện sự phản kháng của trẻ do sự chưa thấu hiểu của ba mẹ. Dành nhiều thời gian trò chuyện và làm bạn với trẻ sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Xem thêm: Top 8 khóa học dạy con hàng nghìn học viên trên Unica 👉 Follow Map tại: 📌 Website: mapforkid.com 📌 Instagram: @mapforkid 📌 Fanpage: Map For Kid - Làm mẹ dễ dàng