Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Có các nỗi sợ nào của trẻ và cách bố mẹ ứng phó với từng nỗi sợ

Chứng sợ hãi ở trẻ em là một biểu hiện hết sức bình thường. Một đứa bé dù mới 4 tuổi nhưng lại rất sợ ma. Không dám đi toilet một mình, không dám ngủ một mình. Có những đứa bé lại sợ thua, nếu có trò chơi nào không phải lợi thế của bé thì sẽ từ chối không tham gia…

Chứng sợ hãi ở trẻ em là một biểu hiện hết sức bình thường. Một đứa bé dù mới 4 tuổi nhưng lại rất sợ ma. Không dám đi toilet một mình, không dám ngủ một mình. Có những đứa bé lại sợ thua, nếu có trò chơi nào không phải lợi thế của bé thì sẽ từ chối không tham gia… Vậy vì sao trẻ sợ hãi như vậy? Làm thế nào để ba mẹ có thể ứng xử từng nỗi sợ của trẻ, giúp trẻ vượt qua điều này? Lý do có chứng sợ hãi ở trẻ em? Lý do có chứng sợ hãi ở trẻ em rất đơn giản, có thể do trẻ đã có một trải nghiệm không thoải mái về một điều gì đó. Ví dụ: Khi trẻ bị chó hù/ cắn, thì trẻ có xu hướng sợ chó, hoặc sợ nghe tiếng chó sủa. Tuy nhiên, phần lớn nỗi sợ của trẻ thường tự phát trước 6 tuổi. Do bộ não của trẻ chưa đánh giá được cái gọi là thực tế và tưởng tượng. Có nghĩa là, trẻ cảm thấy lo lắng với bóng tối khi chỉ thấy một màu đen xì. Cảm giác sợ ma khi nghe các câu chuyện ma hoặc xem phim ma. Đồng thời, cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi một ai đó đã nói về cái gì đó. Ngoài ra, một điều chúng ta nên biết rằng trẻ cũng chưa đủ sự kiểm soát. Do đó, khi gặp chứng sợ hãi trẻ rất khó để tự trấn an mình. Những cách mà ba mẹ hay làm khi trẻ sợ hãi như: “Không sợ đâu con, đi thôi!”. Hay thậm chí là la mắng trẻ: “Con trai mà nhát như cáy”… là không hề hiệu quả, mà còn khiến trẻ sợ hãi và lo lắng hơn. Khi trẻ càng lo lắng, trải nghiệm của trẻ càng bị giới hạn. Từ đó không thể phát huy hết trí tưởng tượng. Cách ba mẹ ứng xử với từng nỗi sợ của trẻ Dưới đây là các cách giúp bố mẹ ứng xử để trẻ vượt qua các nỗi sợ đó. Thay vì giúp con né tránh hoặc động viên như ở trên. 1. Trẻ sợ các vật cụ thể Nỗi sợ của trẻ hay gặp như sợ các vật cụ thể, có thể nhìn thấy được như: Các con thú nhồi bông biết nói, hay chiếc máy bay khổng lồ… Cách ba mẹ ứng xử: Những thứ có thể cầm nắm được thì càng có nhiều trải nghiệm. Khi trẻ được cầm thì trẻ nhận ra nó là vô hại và sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Ví dụ với các vật thể nhỏ: Ba mẹ đóng vai là người cầm món đồ trẻ sợ, trẻ sẽ đóng vai là người nhận món đó từ tay bạn, và ngược lại. Hãy biến nó thành một trò chơi. Có thể ban đầu trẻ sẽ không chịu chơi. Thay vì ép bé chơi, ba mẹ hãy chờ dịp khác và khuyến khích bé. Khi bé chịu chơi thì bài toán sẽ dần được giải quyết một cách dễ dàng. Ví dụ với các vật thể to: Với những vật thể to không thể cầm nắm được như chiếc máy bay thật chẳng hạn. Ba mẹ hãy đọc cho trẻ nghe về vật thể đó, chơi xếp hình cũng là một cách giúp trẻ tiếp cận thú vị. Khi trẻ bớt đi sợ hãi, cảm thấy thoải mái hơn, ba mẹ có thể dẫn trẻ đến bảo tàng hoặc cho con xem những chiếc máy bay bay trên bầu trời. Mỗi một trải nghiệm mà trẻ vượt qua được đều là một thành công lơn. Do đó, ba mẹ hãy liên tục cổ vũ và khen tinh thần đó của trẻ nhé! 2. Trẻ sợ hãi những cái tưởng tượng (Không cầm nắm được) Trẻ sợ bóng tối Bóng tối là thứ trẻ sợ hãi bởi nó là một màu đen xì, tạo cảm giác không thoải mái. Một số trẻ em còn đánh đồng bóng tối với ma. Cách ứng xử của ba mẹ: Cách 1: Giường ngủ của trẻ không nên có những con thú bông lớn, giấy dán hình bóng. Những đồ này khi có ánh đèn lọt vào có thể tạo ra một hình ảnh giả dễ làm trẻ thức gấc và sợ hãi. Cách 2: Bước 1: Ba mẹ có thể dành thời gian nằm ngủ cùng trẻ dưới ánh đèn nhỏ tầm khoảng 1 -2 tuần. Khi trẻ chuẩn bị ngủ, bạn hãy tắt đèn. Điều này sẽ giúp trẻ quen với sự biến mất của ánh đèn khi thức dậy. Bước 2: Bạn không ngủ, mà chỉ nằm đọc sách cùng trẻ tầm 30 phút trong ánh đèn lớn. Sau đó nói: “Mẹ sẽ tắt đèn lớn nhé, chúc con yêu ngủ ngon, mẹ để đèn nhỏ cho con một lúc nhé!” Sau đó, bạn tắt đèn lớn, bật đèn nhỏ. 1 tiếng sau, bạn tắt đèn nhỏ. Bước này hơi mất công nhưng nó sẽ rèn cho trẻ sự kiểm soát bóng tối. Tầm 3-4 tuần sau trẻ sẽ kiểm soát được bóng tối và không còn sợ nữa. Cách 3: Khi đi qua chỗ tối, trẻ sợ hãi và đi nép vào chân bạn. Lúc này, bạn không cần trấn an, hãy nắm tay trẻ bước đi và nói chuyện bình thường. Khi vừa đến chỗ sáng, bạn quay người bé lại về phía bóng tối và nói rằng: “Mẹ con mình vừa đi qua chỗ sáng hơn, chỗ vừa rồi chỉ tối hơn chỗ này thôi. Con có biết cách nào làm cho chỗ này bị tối không? Nếu bé không trả lời, mẹ có thể chỉ bé 1 trò hay ho như: “Con dùng bàn 2 bàn tay che lại mắt của mình nhé, con có thấy gì không nào? – Đợi bé trả lời “Không thấy gì đúng không con? Vậy con hé 1 ngón tay thử xem. Hơi tối tý nhưng con có thấy gì không? Con thử bước đi cùng mẹ nhé!” và đợi bé trả lời. “Con hãy hé dần ngón tay và thử đi xem. Đúng rồi, nếu lần sau con đi qua chỗ tối mà thấy sợ, con hãy chơi trò chơi này cùng mẹ nhé. Con có thể dùng tay che mắt và nhìn qua khe hở để đi. Mẹ chắc chắn con sẽ đi được tới chỗ có ánh sáng” Cách 4: Bạn cũng có thể cho trẻ 1 cái đèn pin. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nên tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề hơn là nỗi lo sợ. Trẻ sợ ma Sợ ma có thể bắt nguồn từ chứng sợ hãi bóng tối ở trẻ. Có thể do trẻ từng có những giấc mơ không thoải mái. Hoặc nghe ai đó kể chuyện ma. Cách ba mẹ ứng xử: Cách 1: Tránh hù dọa ma/ ông kẹ để trẻ ngủ vì điều này vô tình khiến trẻ tự rơi vào sự lo lắng qua tưởng tượng. Khiến cho giấc ngủ của trẻ không được thoải mái và thư giãn như vốn có. Cách 2: Trước tiên bạn cần nhận ra điểm bắt nguồn của nỗi sợ bóng tối, hình bóng ở trẻ là do đâu. Khi tìm được nguyên nhân rồi, hãy cố gắng để trẻ trải nghiệm vô hại. Ví dụ: Trẻ từng ngủ mơ không thoải mái và dẫn đến sợ ma mỗi khi đi ngủ. Mỗi sáng khi trẻ thức dậy mà vui vẻ, bạn hãy kể chuyện hỏi thăm và cho trẻ biết những giấc mơ đó là vô hại. Chứng sợ hãi ở trẻ liên quan đến kết quả/ nỗ lực Chứng sợ hãi ở trẻ liên quan đến kết quả/ nỗ lực như sợ thua, sợ bị bắt nạt, sợ đau, sợ bị ngã… và thường gắn với kết quả, nỗ lực. Với những trẻ từ 2 tuổi đã có thể nhận ra hậu quả của việc bị thua và tự hình dung đó là điều không hề thoải mái. Trẻ bắt đầu có hành vi trốn tránh các hoạt động mà trẻ cho rằng mình không có cơ hội thắng. Điều này sẽ khiến trẻ bị giới hạn. Cách ứng xử của ba mẹ: Cách 1: Chọn các hoạt động thử thách phù hợp với độ tuổi của trẻ, và cho phép trẻ có thể thực hiện. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú với quy trình. Nếu nó quá khó thì trẻ dễ bỏ cuộc sau 1-2 lần thử. Lúc này trẻ sẽ bắt đầu nghĩ đến kết quả. Cách 2: Khi bạn tham gia thử thách cùng trẻ, bạn và trẻ sẽ cùng chơi và bạn không có trách nhiệm làm thay trẻ. ví dụ: Trẻ tự đòi mặc quần áo thì cứ để trẻ mặc. Nếu bạn muốn hỗ trợ, hãy xin phép con: “Nếu con cần thì nói mẹ nhé, mẹ có thể giúp con kéo cái tay áo lên thì dễ hơn” Cách 3: Cho trẻ biết rằng không phải kết quả xấu hổ là đáng bị chê trách. Bạn hãy tổ chức các trò chơi tập thể như trò quẹt mực vào tay, vào mặt khi trả lời sai. Để cho trẻ thấy là không ai là luôn đúng cả, mặt ai cũng lấm lem mực. Cách 4: Trẻ thường sợ sai vì chỉ biết rằng mình đã làm sai nhưng không nhận ra cái giá của sự nỗ lực rất quan trọng. Hãy cho trẻ chơi trò xếp chồng gỗ. Bạn và trẻ cùng thi xếp chồng khối gỗ vuông lên cao. Mỗi lần xếp bạn lại trao đổi với trẻ xem cách chồng thế nào để khối gỗ không bị đổ. Việc trao đổi sẽ giúp trẻ hiểu được quy trình để có một khối gỗ là cả sự nỗ lực. Chứ không chỉ đơn giản là ai thắng ai thua. 👉 Follow Map tại: 📌 Website: mapforkid.com 📌 Instagram: @mapforkid 📌 Fanpage: Map For Kid - Làm mẹ dễ dàng