Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bé cắn ti mẹ khi bú: Mẹ nên làm gì?

Chắc hẳn mẹ nào cho con bú trực tiếp cũng từng trải qua cảm giác đau điếng khi bị bé cắn ti. Thậm chí, có khi bé yêu của mẹ còn tỏ vẻ thích thú khi thấy mẹ đau nữa! Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Chắc hẳn mẹ nào cho con bú trực tiếp cũng từng trải qua cảm giác đau điếng khi bị bé cắn ti. Thậm chí, có khi bé yêu của mẹ còn tỏ vẻ thích thú khi thấy mẹ đau nữa! Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này?     Tại sao bé cắn ti mẹ? - Mẹ ép buộc bé bú hoặc lấy ti ra ngay sau khi bé bú xong. - Bé bị phân tâm bởi môi trường xung quanh khi bú: Nếu mẹ cho bú ở nơi nhiều tiếng ồn hay nhiều người qua lại thì bé dễ bị chi phối và không tập trung bú. Khi có điều gì đó hấp dẫn, bé sẽ quay mặt ra nhìn trong khi vẫn ngậm ti mẹ. - Do tư thế cho bé bú của mẹ không đúng, khoảng cách giữa con và đầu ti của mẹ hơi xa so với miệng con, khiến con bị mỏi cổ khi bú cũng dẫn tới bé sẽ cắn mẹ. - Bé ngủ thiếp đi khi vẫn còn ngậm ti: khi đó bé không điều khiển được cơ miệng khiến ti mẹ tuột khỏi miệng, theo phản xạ tự nhiên con sẽ cắn chặt lại để giữ. - Một số bé đang trong giai đoạn mọc răng nên thích gặm và cắn ti mẹ cho đỡ ngứa ngáy. - Bé bị nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh, gây khó nuốt. - Sữa mẹ không xuống kịp, hoặc bé đã bú no nên cắn mẹ… cho vui. - Bé cắn ti mẹ vì tò mò xem sẽ có gì xảy ra tiếp theo.     Làm gì để ngăn bé cắn ti mẹ? - Khi bị bé cắn, mẹ không nên hét lên vì sẽ khiến bé giật mình, hoặc một số bé có thể thấy điều đó là thú vị và lần sau tiếp tục cắn… cho vui. Thay vào đó, mẹ hãy nhẹ nhàng luồn ngón tay để gỡ hàm dưới của bé ra rồi rút ti ra và ngừng cho bé bú vài phút. Sau một vài lần, bé sẽ hiểu ra rằng nếu cắn sẽ không được bú và ngừng lại. Mẹ lưu ý không rút ngay ti ra khi bé đang cắn, vì như vậy mẹ có thể sẽ bị bé cắn mạnh hơn và sẽ rất đau. - Khi rút ti ra rồi, mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con rồi nghiêm túc nói với con rằng việc con cắn như thế sẽ làm mẹ đau và mẹ không thích bị như vậy. Mẹ đừng nghĩ rằng bé không hiểu, 1 lần chưa tác dụng thì 2 lần, 3 lần. Dần dà bé sẽ nhận ra cắn mẹ là mình sẽ không được bú nữa, từ đó sẽ bỏ tật cắn.     - Nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại để bé có sự tập trung. Nếu bé đã bú no, mẹ hãy dừng việc cho bú. - Kiểm tra lại tư thế cho con bú: Nếu đang cho con bú sai tư thế, mẹ hãy điều chỉnh lại. Tư thế bú sai sẽ khiến bé cắn ti mẹ nhiều hơn. Hãy tương tác bằng mắt khi cho bé bú. - Tập cho bé cắn một món đồ chơi nào đó sau khi bú để bé hạn chế bé cắn ti mẹ. Chẳng hạn như loại vòng dành cho các bé mọc răng, để vào ngăn mát rồi đưa cho bé gặm. Như vậy bé sẽ bớt ngứa ngáy hơn và không cắn mẹ nữa.     - Mẹ có thể dùng núm vú giả loại đặt được vào đầu ti mẹ để bảo vệ đầu ti khi cho bé bú. - Khi bé lớn lên, mẹ đừng cho bé bú trừ khi đói.   Tư thế cho bú đúng cách giúp hạn chế việc bé cắn ti mẹ Khi mẹ cho bé bú đúng tư thế, bé sẽ có phản xạ bú tự nhiên và thoải mái, từ đó có thể hạn chế được việc bé cắn ti mẹ. Do vậy, mẹ hãy cố gắng thư giãn khi cho bé bú với tư thế chuẩn như gợi ý dưới đây nhé! - Khi cho bé bú trong tư thế ngồi: + Hai chân mẹ nâng cao, giúp hỗ trợ đỡ thân bé. + Đặt một chiếc gối trên đùi bạn để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. + Dùng đệm hoặc gối để tựa lưng khi con bú. - Khi cho bé bú trong tư thế nằm: + Kê gối dưới đầu mẹ ở độ cao thích hợp để mẹ không bị mỏi cổ. + Giữ bé đối diện với bụng mẹ khi cho bé bú. + Mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú. Mũi nối tiếp với núm vú.     Cuối cùng, hy vọng các mẹ không vì đau quá mà sợ cho bé bú! Chúc các mẹ thành công trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ đầy ý nghĩa và cảm xúc nhé!