Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ có đang cho con bú quá nhiều?

Các mẹ thường sợ con gầy yếu, cân nặng thua kém các bạn cùng tuổi nên đôi khi muốn cho con bú nhiều hơn để bé bụ bẫm hơn. Tuy nhiên, không phải cứ cho con bú càng nhiều thì càng tốt đâu mẹ nhé! Đôi khi, việc mẹ cho con bú quá nhiều sẽ khiến bé yêu bị ảnh hưởng tới sức khỏe đấy!

Các mẹ thường sợ con gầy yếu, cân nặng thua kém các bạn cùng tuổi nên đôi khi muốn cho con bú nhiều hơn để bé bụ bẫm hơn. Tuy nhiên, không phải cứ cho con bú càng nhiều thì càng tốt đâu mẹ nhé! Đôi khi, việc mẹ cho con bú quá nhiều sẽ khiến bé yêu bị ảnh hưởng tới sức khỏe đấy!     Như thế nào là “Cho con bú quá nhiều”? Cho con bú quá nhiều là trường hợp khi mẹ cho bé bú lượng sữa nhiều hơn nhu cầu thực tế mà bé cần để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Thông thường, bé sẽ ăn khi đói và tự ngưng lại khi no. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bé được cho bú quá nhu cầu của mình, và khi có quá nhiều sữa trong dạ dày, bé sẽ nôn/trớ ra.    Dấu hiệu cho thấy mẹ đang cho con bú quá nhiều Mẹ đang cho con bú quá nhiều nếu mẹ để ý thấy bé có những dấu hiệu dưới đây: 1. Bé liên tục nôn/trớ Bằng việc quan sát bé, nếu mẹ nhận thấy bé quay mặt đi khỏi ti mẹ/bình sữa một vài lần trong khi đang bú và sau đó phun sữa ra, đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang cho con bú quá nhiều. 2. Bé cần được thay bỉm nhiều hơn Theo các chuyên gia, nếu muốn xác định xem con có đang bú đủ sữa hay không, mẹ hãy quan sát số lượng bỉm bé sử dụng mỗi ngày: ước lượng khoảng 6 - 8 cái (trung bình 3 - 4 tiếng thay 1 lần). Điều này áp dụng cho hầu hết các bé trên 6 tuần tuổi. Nếu mẹ phải thay bỉm cho bé lên đến hơn 12 lần 1 ngày, có thể đây là dấu hiệu bé bú khá nhiều sữa. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì mẹ vẫn nên đưa bé đến gặp bác sỹ để xác định tình trạng này là bình thường hay không, bởi trên thực tế, các thói quen đi ngoài của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục trong năm đầu tiên của cuộc đời.   3. Bé chướng bụng, ợ hơi, xì hơi nhiều Việc bú quá nhiều sẽ khiến trẻ bị quá tải lactose và dạ dày không đủ enzyme để tiêu hóa hết, từ đó cần phải ợ hay xì hơi nhằm cảm thấy dễ chịu hơn. Do vậy, nếu bé chướng bụng, ợ hơi hay xì hơi quá nhiều thì đó chính là dấu hiệu cho thấy mẹ đang cho con bú quá nhiều. 4. Phân bé quá lỏng và có mùi rất nồng Khi nhận thấy con yêu thường xuyên đi ngoài ra phân rất lỏng và có mùi rất nồng, đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ mẹ đang cho con bú quá nhiều sữa. 5. Bé hay quấy khóc Trẻ sơ sinh cũng như người lớn, khi no quá sẽ cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái. Khi đó, bé sẽ có hiện tượng cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn để thể hiện sự khó chịu.     6. Bé ngủ khó hơn Đối với trẻ sơ sinh, nếu bé thường xuyên ngủ không ngon, thường xuyên thức giấc vào nửa đêm thì mẹ cũng nên xem xét lại khẩu phần sữa bé uống bởi đây có thể là nguyên nhân. 7. Bé tăng cân nhiều hơn chuẩn trung bình Không phải bé càng bụ bẫm, mập mạp thì càng tốt. Mẹ đừng quên theo dõi cân nặng của con thường xuyên. Nếu bé tăng cần đều đặn và nằm trong phạm vi được cho phép, con của mẹ đang có chiều hướng phát triển tốt. Mặt khác, trong trường hợp bác sỹ ghi nhận quá trình tăng cân bất thường cùng quan ngại bé sẽ bị béo phì, mẹ có thể đã cho con bú quá nhiều.   Lý do khiến con bú nhiều quá mức cần thiết - Ép bé bú: Do tâm lý sợ con bú quá ít sữa, một số bố mẹ sẽ dỗ bé bằng cách đặt đầu ti/núm vú liên tục vào miệng con, khiến bé phải miễn cưỡng nhận thêm lượng sữa không cần thiết. - Cho bé bú bằng bình: Trẻ nhỏ bú sữa công thức có nguy cơ bị bố mẹ cho bú nhiều hơn so với bú mẹ bởi các bình sữa thường có cơ chế đẩy sữa ra liên tục, do đó dù con đã no thì bé vẫn có thể tiếp tục nhận được sữa nếu mẹ để núm vú trong miệng con quá lâu. - Sử dụng bình sữa sai cách: Bố mẹ đôi lúc sử dụng bình sữa như một cách để làm dịu em bé mỗi khi quấy khóc, do vậy dẫn đến hành động cho con bú nhiều nhưng không cần thiết. Để tránh điều đó, hãy sử dụng núm ti giả thay vì bình sữa nhằm dỗ dành con.     Hậu quả khi cho con bú quá nhiều Nhận được lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của cơ thể có khả năng khiến bé yêu gặp phải một trong các tình trạng như: - Nôn mửa: Khi quá no, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nôn nửa. Nôn liên tục trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tiêu hóa kém, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài. - Trào ngược dạ dày: Nếu em bé mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản, cho con bú nhiều hơn có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng vì những triệu chứng sẽ khiến con vô cùng khó chịu. - Thừa cân và béo phì: Vì trẻ sơ sinh liên tục tiếp nhận sữa, bé cũng đồng thời hấp thụ một lượng lớn calo và dần tích lũy trong cơ thể nhưng lại không được đào thải đúng cách, từ đó tạo nên hiện tượng thừa cân và béo phì.   Một số mẹo để tránh cho con bú quá nhiều 1. Cho con ti mẹ trực tiếp Khi con ti mẹ trực tiếp, mẹ sẽ hạn chế được hành động vô tình cho con bú nhiều, bởi dù em bé có ngậm núm vú lâu sau khi đã hết cữ bú, con cũng sẽ không nhận được nguồn sữa liên tục như bú sữa bình. 2. Cho con bú theo cữ Mẹ nên duy trì lịch trình cho bú cố định. Nếu con thường đói vào một thời điểm trùng lặp nào đó, hãy cố gắng cho bé được bú đúng giờ để tránh việc người lớn bù đắp bằng cách cho con bú nhiều hơn vào cữ sau. 3. Sử dụng bình sữa đặc biệt Mẹ hãy tìm hiểu các loại bình sữa được thiết kế điều chỉnh áp suất không khí bên trong bình sữa và điều tiết lượng sữa chảy ra theo đúng nhịp điệu mà bé bú sữa mẹ.