Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ bầu bị covid 19 không triệu chứng có nguy hiểm không?

Dịch bệnh covid vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó tỷ lệ người bệnh là phụ nữ mang thai cũng dần tăng cao. Hiện nay có nhiều mẹ bầu bị Covid không triệu chứng khiến mẹ lo lắng điều này có nguy hiểm không khi dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay. Để tìm hiểu hơn về vấn đề này, mẹ bầu đọc bài

Dịch bệnh covid vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó tỷ lệ người bệnh là phụ nữ mang thai cũng dần tăng cao. Hiện nay có nhiều mẹ bầu bị Covid không triệu chứng khiến mẹ lo lắng điều này có nguy hiểm không khi dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay. Để tìm hiểu hơn về vấn đề này, mẹ bầu đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết. Bị covid khi mang thai không triệu chứng có nguy hiểm không? Theo chia sẻ của các bác sĩ thì thực tế có khoảng ⅔ phụ nữ mang thai không có triệu chứng bị Covid và ⅓ mẹ bầu có biểu hiện triệu chứng bị Covid. Trong số đó chỉ có một số ít mẹ bầu có các biến chứng nặng cần phải can thiệp y khoa. Bên cạnh đó, bác sĩ cho biết việc bà bầu bị Covid không triệu chứng có nguy hiểm không, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tiêm chủng vacxin ngừa Covid và yếu tố môi trường làm việc, khả năng tiếp xúc với F0 mà mẹ bầu bị Covid không triệu chứng có thể dẫn đến biến chứng nặng hoặc thậm chí có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.(Xem thêm: cách tăng sức đề kháng cho bà bầu trong mùa dịch) Thế nhưng mẹ bầu đừng lo lắng quá mà nên giữ tâm lý bình tĩnh vì theo thống kê khi nhiễm SARS-CoV-2 ở thể nhẹ, người nhiễm thường tự hồi phục sau khoảng 7-10 ngày. Song mẹ bầu vẫn có thể tham khảo thêm một vài dấu hiệu, triệu chứng điển hình khi mắc Covid dưới đây để biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe: Sốt, lạnh người Viêm họng, ho khan, ho có đờm Khó thở, thở gấp Đau cơ, nhức mỏi toàn thân Mất vị giác và khứu giác Nghẹt mũi, sổ mũi Nôn, cảm giác buồn nôn Tiêu chảy Lưu ý nếu bà bầu bị covid sốt cao trên 38 độ C, mất khứu giác, khó thở, tức ngực, màu da và niêm mạc nhợt nhạt hơn so với bình thường, nồng độ SpO2 dưới 95%, mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời. >>Xem thêm: bà bầu bị khó thở khi mang thai phải làm sao Mẹ bầu bị covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé? Mẹ bị nhiễm covid-19 sẽ có nguy cơ bị chuyển biến nặng hơn cao hơn bình thường, điều trị khó khăn hơn. Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có nhiều khả năng sinh non (trước khi đủ 37 tuần), sinh mổ, tiền sản giật, thai chậm phát triển và thai lưu hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị Covid có nguy cơ bị các biến chứng hô hấp, cần được chăm sóc đặc biệt cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của thai phụ, các bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh hay không. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và khả năng mẹ nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Do đó, mẹ bầu bị Covid không triệu chứng nên giữ tinh thần lạc quan, tâm lý chủ động tự phòng tránh các dấu hiệu bệnh trở nặng bằng cách duy trì lối sống tích cực, lành mạnh, chế độ ăn giàu dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất như canxi, sắt cho bà bầu, kẽm, vitamin A, B, C,… >>Xem thêm: DHA cho bà bầu giúp tăng cường hệ miễn dịch Bí quyết hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu Hệ miễn dịch của thai phụ thường  bị suy yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, để giữ cho sức đề kháng luôn được khỏe mạnh, mỗi cá nhân và nhất là mẹ bầu bị Covid không triệu chứng cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, đầy đủ khoáng chất để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý một số thói quen sinh hoạt hàng ngày: Uống nhiều nước, trung bình mẹ uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn thường xuyên. Đặc biệt là các bề mặt Đảm bảo thực hiện các điều kiện về phòng chống dịch theo khuyến cáo của các chuyên gia như quy định 5K của Bộ Y tế Tập thể dục nhẹ nhàng, tập thở khoảng 15 phút mỗi ngày Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch như: Vitamin C, sắt, vitamin A, kẽm. Bên cạnh bổ sung các loại vitamin từ thực phẩm, các loại viên uống, mẹ có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm thảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Với thành phần chiết xuất từ mâm xôi đỏ, tỏi khô, vitamin C và kẽm, …  Mong rằng, mẹ bầu sẽ áp dụng thành công những lời khuyên trên và sớm khỏi bệnh, giúp thai nhi an toàn, khỏe mạnh, phát triển toàn diện.