Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ bầu 3 tháng giữa bị ra máu có sao không?

Hiện tượng ra máu khi mang thai là một trong những tình trạng không hề hiếm gặp. Trong suốt quá trình mang thai chín tháng mười ngày, mẹ bầu có thể gặp phải những rối loạn, những bất thường nhất định. Trong đó có hiện tượng ra máu. Vậy bà bầu 3 tháng giữa bị ra máu có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu

Hiện tượng ra máu khi mang thai là một trong những tình trạng không hề hiếm gặp. Trong suốt quá trình mang thai chín tháng mười ngày, mẹ bầu có thể gặp phải những rối loạn, những bất thường nhất định. Trong đó có hiện tượng ra máu. Vậy bà bầu 3 tháng giữa bị ra máu có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé! Mang thai 3 tháng giữa bị ra máu có nguy hiểm không? Mẹ bầu 3 tháng giữa bị chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do những bất thường trong tử cung bà bầu như sẹo tử cung, dị tật , thai phụ đã từng thực hiện phẫu thuật tử cung trước khi mang thai, nạo phá thai hoặc sinh nở nhiều lần,… đều có thể khiến bà bầu bị chảy máu trong 3 tháng giữa thai kỳ. Bà bầu bị nhau tiền đạo là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ và là nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu âm đạo. Nếu mẹ bầu bị chảy nhiều máu là dấu hiệu rất nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị thiếu máu, có thể bị suy thai, sinh non, thậm chí còn khiến mẹ bầu bị tử vong. Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa bị chảy máu âm đạo đi kèm đau lưng, đau bụng dữ dội, vỡ ối sớm,… là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non cao. Nếu sinh con trước tuần 38 mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bà bầu cần chú ý theo dõi cơ thể, phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm nhất có thể để có phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Bà bầu 3 tháng giữa bị ra máu cũng có thể do bị polyp tử cung, tử cung bị tổn thương hoặc là dấu hiệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung,… Lý do khiến bà bầu bị ra máu trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ Bên cạnh đó, ở tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu cũng có thể bị chảy máu do các nguyên nhân sau: Trứng làm tổ: Hiện tượng này thường xảy ra khi trứng được thụ tinh khoảng 10 – 14 ngày và bắt đầu làm tổ trong tử cung. (Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt) Mang thai ngoài tử cung: Trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, ví dụ như làm tổ và phát triển trong ống dẫn trứng. Mang thai trứng: Đây là hiện tượng hiếm gặp do trứng sau khi được thụ tinh phát triển các mô bất thường, không hình thành thai nhi. Mang đa thai Sảy thai tự nhiên trước tuần 20 Bà bầu có các vấn đề tại cổ tử cung: Bị viêm cổ tử cung, cổ tử cung bị tổn thương, có khối u ở cổ tử cung,… Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ra máu cần đi gặp bác sĩ ngày khi bị chảy máu âm đạo liên tục trong hơn 24 giờ hoặc bị chảy máu âm đạo kèm đau bụng, sốt, ớn lạnh hoặc chuột rút. Những thai phụ có nhóm máu Rh- bị chảy máu trong 3 tháng đầu cũng cần đi khám ngay để được bác sĩ kê đơn thuốc ức chế hệ miễn dịch tiết kháng thể gây hại cho thai kỳ. Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ bị ra máu nhẹ, kết thúc trong 24 giờ thì cần thông báo cho bác sĩ trong lần khám thai định kỳ ngay sau đó. Đối với trường hợp chảy máu ở 3 tháng cuối thai kỳ cũng tương tự như đối với mẹ bầu 3 tháng giữa. Thai phụ bị ra máu trong 3 tháng cuối cần đi khám ngay khi có hiện tượng sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn – nôn nhiều, bụng đau quặn, chuột rút, chảy máu liên tục trong hơn 24 giờ hoặc chảy nhiều máu,… >>Xem thêm: bà bầu đau đầu có được dán cao không Phải làm sao khi mẹ bầu bị ra máu 3 tháng giữa? Khi có dấu hiệu chảy máu khi mang thai thì mẹ bầu cần làm những việc sau: Bình tĩnh theo dõi lượng máu chảy ra, trạng thái máu tươi hay máu cục, máu có màu đỏ, hồng hay nâu,… Đi khám ngay khi nhận thấy máu chảy nhiều hay chảy máu trong hơn 24 giờ để phòng ngừa nguy cơ, sảy thai, suy thai, tính mạng thai phụ bị ảnh hưởng,… Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, chỉ đi lại, vận động nhẹ nhàng trong trường hợp thật cần thiết Không cần quan tâm chuyện ăn gì để vào con không vào mẹ, lúc này bà bầu cần được ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo cá chép, cháo tôm bí đỏ,… Tuyệt đối không được sinh hoạt tình dục cho đến khi bác sĩ xác nhận thai kỳ đã ổn định trở lại Duy trì uống thuốc sắt và canxi cho bà bầu hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để không bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thiết yếu với sức khỏe mẹ bầu và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Mẹ bầu cần chú ý rằng nếu lượng máu bị chảy nhiều hay thời gian chảy máu dài hơn 24 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào mẹ bầu cần đi khám ngay để bác sĩ có phương án bảo vệ thai kỳ kịp thời. Hi vọng mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!