Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

4 thứ bố mẹ nên đầu tư cho con cái càng sớm càng tốt

Người ta nói khoản đầu tư cho con cái là khoản đầu tư đúng đắn nhất của người làm cha mẹ. Đặc biệt, trong 5 năm đầu đời là thời điểm đáng đầu tư nhất trong cuộc đời mỗi con người. Và khả năng sinh lãi cũng cao nhất.

Người ta nói khoản đầu tư cho con cái là khoản đầu tư đúng đắn nhất của người làm cha mẹ. Đặc biệt, trong 5 năm đầu đời là thời điểm đáng đầu tư nhất trong cuộc đời mỗi con người. Và khả năng sinh lãi cũng cao nhất. Vậy đầu tư cho con đúng cách là đầu tư những gì? 1. Đầu tư về dinh dưỡng đúng cách Sữa mẹ Sữa mẹ chính là nguồn đầu tư dinh dưỡng quan trọng nhất từ khi trẻ sinh ra. Giúp trẻ có sự khởi đầu phát triển tốt và khỏe mạnh. Do đó, việc cho bé bú mẹ ngay từ khi sinh ra, duy trì sữa mẹ trong 6 tháng đầu và liên tục cho đến năm bé 2 tuổi. Chính là sự khởi đầu về đầu tư cho con cái cần thiết nhất. Ăn dặm Thời điểm từ 6 tháng tuổi là thời điểm tốt cho trẻ ăn dặm. Bố mẹ hãy đầu tư cho con một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế các thức ăn nhanh, có hại cho sức khỏe như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim… Đồng thời, không nên ép trẻ ăn, bế rong, hay dụ dỗ bằng cách bật các chương trình TV khiến trẻ xao nhãng việc ăn uống… Điều này sẽ xây dựng nên hành vi ăn uống không tốt cho trẻ ngay từ nhỏ. Dinh dưỡng não bộ Não bộ là bộ phận rất quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy từ khi còn nhỏ. Một trong số đó là omega 3, omega 6. Đây là những chất có vai trò rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển não bộ. Bởi vì, theo các nghiên cứu, omega 3 và omega 6 có liên quan đến hỗ trợ các chức năng của não bộ. Giúp cải thiện các vẫn đề như hay quên, mất tập trung, cáu gắt ở trẻ… Omega 3 thường có trong các loại cá như: cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá mòi, cá cơm. Ngoài ra còn có trong các loại thực vật như: hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành… Omega 6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu oliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu lạc… 2. Đầu tư thời gian tương tác và trò chuyện cùng con Tương tác và giao tiếp có mỗi quan hệ mật thiết đến tư duy của trẻ. Do đó, ngay từ khi con chào đời, bố mẹ nên đầu tư cho con cái thời gian để tương tác trò chuyện hàng ngày. Vừa giúp tạo sự gắn kết tình cảm gia đình, vừa giúp hình thành nên khả năng giao tiếp của con. Cụ thể: Sau khi sinh tầm 10- 15 ngày, cho con nằm sấp vui đùa, trò chuyện, và cười với con mỗi khi con muốn giao tiếp với bố mẹ Từ 3 tháng tuổi, bố mẹ hãy đọc sách cho con nghe hàng ngày. Có thể là những cuốn sách tiếng Anh, hay sách tiếng Việt. Cho dù con chưa hiểu nhưng đây là phương pháp tiềm thức trẻ em rất tốt cho con sau này. Khi cho con bú, hãy nói chuyện với con. Hoặc có thể hát cho con nghe Cùng con sáng tạo trò chơi, tự làm và cùng chơi với con Khi con từ 1-4 tuổi, hãy cho con được quyết định cách chơi trong các hoạt động chơi cùng nhau. Hỏi nhiều câu hỏi để con diễn giải cách thức con muốn chơi. Tạo ra các trò chơi vận động cho cả nhà như: xếp hình, câu đố, thổi bong bóng… Thay vì để con chơi một mình 3. Đầu tư giáo dục sớm cho trẻ Giáo dục sớm cho trẻ là phương pháp được rất nhiều bố mẹ áp dụng cho trẻ giai đoạn từ 0-6 tuổi. Tận dụng quãng thời gian trí tuệ phát triển nhất, tiếp thu nhanh nhất. Dạy trẻ học hỏi, tìm tòi, rèn luyện, khám phá chính mình và thế giới xung quanh. Cụ thể bố mẹ nên đầu tư cho con cái những gì? Khi con lên 3 tuổi, trước khi cho con đi học mẫu giáo. Bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về cơ sở vật chất cũng như phương pháp giảng dạy của trường. 3 tuổi là thời điểm vàng giúp con học ngoại ngữ. Hãy tận dụng quãng thời gian này cho trẻ học thông qua giao tiếp và vui chơi. Tránh ép trẻ học một chương trình dày đặc kiến thức. 5 tuổi là độ tuổi thích hợp cho con khám phá những sở thích khác như vẽ tranh, đàn hát. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tạo áp lực nặng nề cho con. Chơi là để học, học mà chơi. Hãy để con được tự do khám phá. Tài liệu giáo dục sớm cho trẻ Cuốn sách Nuôi dạy đứa trẻ tự chủ của hai tác giả William Stixrud và Ned Johnson sẽ tiết lộ cách cha mẹ có thể chủ động giúp con trẻ “điêu khắc” một bộ não kiên cường. Sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, cách giúp trẻ tự vạch ra lộ trình của bản thân. Cha mẹ luôn cố gắng uốn nắn trẻ theo hướng đi mà mình mong muốn. Làm những việc mà họ nghĩ là điều tốt nhất cho trẻ. Nhưng thực ra, chính sự kiểm soát này đã “cướp đi” của trẻ rất nhiều thứ. Bao gồm sự kiên cường, khả năng đối mặt, giải quyết vấn đề… 4. Đầu tư cho con các bài học về kỹ năng xã hội Tình yêu thương, sự sẻ chia là những yếu tố quan trọng giúp xây dựng nên một con người có đạo đức. Hãy giúp con hiểu hơn về giá trị của sự cho đi bằng cách cho con tham gia vào các hoạt động tập thể và chia sẻ. Dạy con về tiền, dạy con biết tiết kiệm và giá trị của đồng tiền. Mình có viết một bài chi tiết dạy con tư duy về tiền. Mẹ có thể tham khảo tại đây Phải chạy xe đúng luật giao thông, không vượt đèn đỏ, không hổ báo khi va chạm. Thông qua các cuốn sách về giao thông, các trò chơi… Biết xếp hàng khi chưa đến lượt, biết chờ đợi và chấp nhận đến lượt mình. Tài liệu đầu tư giáo dục trẻ về kỹ năng xã hội Chia sẻ với ba mẹ một bộ sách dạy kỹ năng sống cho con rất hay, rất chi tiết và khoa học. Mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên có cho mình. Bộ sách bao gồm 4 cuốn: Giỏi giao tiếp, tự thoát hiểm, thói quen tốt, tự bảo vệ mình. Mỗi cuốn lại có nội dung hơn 40 bài học được minh họa cụ thể, hình ảnh sinh động, màu sắc bắt mắt… Mỗi bài học đều được thể hiện qua các câu chuyện thú vị giúp bé rèn luyện từng kỹ năng xã hội. Bộ sách rất bổ ích cho ba mẹ muốn tìm tài liệu để giáo dục sớm cho con các kỹ năng. Để xem feedback chi tiết, bố mẹ có thể tham khảo tại đây. 👉 Follow Map tại: 📌 Website: mapforkid.com 📌 Instagram: @mapforkid 📌 Fanpage: Map For Kid - Làm mẹ dễ dàng