Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ đã cho con ăn dặm đúng chuẩn “cầu vồng dinh dưỡng” chưa?

Theo các chuyên gia, “cầu vồng dinh dưỡng” có tác động tích cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, nhờ hấp thu đa dạng các loại dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Mẹ đã biết cách cho con ăn dặm đúng chuẩn “cầu vồng dinh dưỡng” chưa?

Theo các chuyên gia, “cầu vồng dinh dưỡng” có tác động tích cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, nhờ hấp thu đa dạng các loại dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Mẹ đã biết cách cho con ăn dặm đúng chuẩn “cầu vồng dinh dưỡng” chưa?     Cầu vồng dinh dưỡng là gì? “Cầu vồng dinh dưỡng” (hay “eat a rainbow”) là một khái niệm quen thuộc trong chế độ dinh dưỡng của nhiều nước trên thế giới. Chế độ dinh dưỡng này hiểu đơn giản là thực đơn hàng ngày của bé, được xây dựng dựa trên những màu sắc khác nhau của các loại thực phẩm (đặc biệt là ở các loại rau củ quả), đại diện cho những dưỡng chất mà chúng cung cấp (các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể).     Nguyên lý Cầu vồng dinh dưỡng là như thế nào? - Mỗi ngày, mỗi tuần: chọn ra những thực phẩm tự nhiên với những màu sắc khác nhau để đưa vào thực đơn ăn dặm của bé. - Càng nhiều thực phẩm có màu sắc khác nhau xuất hiện trong bữa ăn của bé thì càng có lợi cho bé. - Những thực phẩm không có nguồn gốc tự nhiên/được nhuộm bằng màu nhân tạo như kẹo bánh, bim bim… không được tính là thực phẩm nằm trong cầu vồng dinh dưỡng.     Ý nghĩa của các màu sắc trong Cầu vồng dinh dưỡng 1. Màu đỏ - Giá trị dinh dưỡng: Đây là nhóm các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng như Lycopene, Anthocyanin, Axit Ellagic, Vitamin C, Quercetin… - Hỗ trợ sức khỏe: Nhóm thực phẩm màu đỏ này rất tốt cho máu, tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. - Một số loại thực phẩm màu đỏ: Cà chua, đậu đỏ, củ dền đỏ, quả việt quất đỏ, quả dâu tây, quả dưa hấu, quả mâm xôi, quả anh đào, quả lựu…     2. Màu vàng/cam - Giá trị dinh dưỡng: Đây là nhóm được ví như các “đại gia” trong làng thực phẩm về các vi chất dinh dưỡng Beta carotene, Alpha Carotene, Kali, Vitamin C và Vitamin A. - Hỗ trợ sức khỏe: Những loại rau củ quả màu này sẽ giúp bé tăng cường khả năng chống oxy hóa, bảo vệ mắt và da khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống viêm và xương luôn chắc khỏe. - Một số loại thực phẩm có màu vàng/cam: chuối, đu đủ, xoài, chanh, dứa, bí đỏ, cà rốt, đậu tương…     3. Màu xanh lá cây - Giá trị dinh dưỡng: Đây là nhóm các thực phẩm giàu Sulforaphane, Magie, Canxi, Lutein, Kali, Vitamin K, Folate, đặc biệt là Sắt. - Hỗ trợ sức khỏe: Những loại rau củ quả này có tác dụng hỗ trợ đắc lực trong việc phòng ngừa bệnh thiếu máu, đảm bảo hệ tế bào tóc, móng luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng điều tiết enzyme giải độc trong gan, làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột, bàng quang cho trẻ. - Một số loại thực phẩm màu xanh lá cây: Cải xoăn, cải bó xôi, bơ, đậu xanh, bông cải xanh, đậu hà lan, măng tây…     4. Màu xanh lục/tím - Giá trị dinh dưỡng: Những rau củ quả có màu sắc này chứa hàm lượng cao Kali, Folate và Vitamin C -  nhóm các chất chống oxy hóa. - Hỗ trợ sức khỏe: Những thực phẩm có màu xanh lục/tím giúp hỗ trợ trí não, tăng khả năng phòng chống bệnh tim mạch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh mãn tính. - Một số loại thực phẩm có màu xanh lục/tím: Cà tím, bắp cải tím, hành tím, khoai lang tím, khoai mỡ, dâu tằm, nho tím…     5. Màu trắng/ít màu sắc - Giá trị dinh dưỡng: Đây là nguồn các thực phẩm cung cấp Vitamin C, Allium, Sulforaphane và Flavonoids. - Hỗ trợ sức khỏe: Giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các loại bệnh ung thư, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương, giảm thiệt hại do các gốc tự do gây ra, kháng nấm và kháng khuẩn. - Một số loại thực phẩm màu trắng: súp lơ trắng, củ cải, hành tây, nấm, tỏi…     Mẹo giúp bé yêu thích Cầu vồng dinh dưỡng - Mẹ hãy chọn thật nhiều thực phẩm với màu sắc khác nhau để khiến món ăn trông thật bắt mắt, hoặc tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh trên món ăn. Khi đó, bé sẽ tự nguyện ăn một cách thích thú. - Với những bé lớn, mẹ có thể để con tự chọn màu chủ đề, cùng mẹ đi mua sắm thực phẩm thuộc nhóm đồ đó và cùng mẹ sơ chế, chế biến món ăn. Hoặc, mẹ có thể trồng rau củ quả trong nhà và khuyến khích bé tham gia vào việc trồng trọt, chăm sóc vườn rau để gia tăng niềm yêu thích rau củ quả của bé.