Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bầu 3 tháng giữa ăn gì để bổ sung axit folic?

Axit folic là một dạng vitamin B được tìm thấy trong nhiều thực phẩm bổ sung và tăng cường. Vậy 3 tháng giữa thai kỳ mẹ ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Axit folic là một dạng vitamin B được tìm thấy trong nhiều thực phẩm bổ sung và tăng cường. Vậy 3 tháng giữa thai kỳ mẹ ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé. Mẹ bầu 3 tháng giữa cần bao nhiêu acid folic mỗi ngày? Axit folic là một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia còn khuyến cáo chị em nên bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai, tốt nhất là trước thời điểm mang thai 3 tháng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự xuất hiện của bé yêu. Acid folic là cần thiết nhưng không phải bổ sung càng nhiều càng tốt. Bổ sung thừa gây lắng đọng acid folic và tác động xấu đến sức khỏe. Nhất là với những người dang có khối u, bổ sung thừa sẽ khiến các khối u phát triển nhanh hơn. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung đúng và đủ hàm lượng được khuyến cáo. Bên cạnh đó hàm lượng axit folic mà theo khuyến cáo của các chuyên gia mẹ nên bổ sung là khoảng 600mcg acid folic mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Với phụ nữ chuẩn bị mang thai thì nên bổ sung khoảng 400mcg/ngày và 500mcg đối với phụ nữ đang cho con bú. Trường hợp mẹ bầu đã từng sinh con bị dị tật bẩm sinh trước đó thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng acid folic cần bổ sung phù hợp nhất! >>Xem thêm: thuốc sắt và axit folic cho bà bầu giúp ngừa dị tật bẩm sinh 8 thực phẩm tốt để bổ sung acid folic 3 tháng giữa thai kỳ Bà bầu có thể bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm như sau: Bí đao Bí đao cung cấp hàm lượng cao acid folic cho bà bầu. Một bát bí đao có thể cung cấp 15% nhu cầu acid folic mỗi ngày. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin như vitamin B1, C, B6… và các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe như kali, fiber… Các loại đậu Đậu là nguồn thực phẩm giàu acid folic. Vì thế, nếu đang muốn bổ sung acid folic 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ có thể chọn ăn các loại đậu như: đậu Hà lan, đậu lăng, đậu nành, đậu ván… Chúng không chỉ cung cấp acid folic mà còn giàu chất đạm, sắt, canxi đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngũ cốc Ngũ cốc là nguồn cung cấp hàm lượng acid folic dồi dào cho bà bầu. Tuy nhiên, mỗi loại ngũ cốc sẽ có hàm lượng acid folic khác nhau. Mẹ bầu nên tìm hiểu để lựa chọn mua theo đúng hàm lượng nên cung cấp mỗi ngày. >>Xem thêm: mua sắt cho bà bầu ở đâu Bông cải xanh, bắp cải Trung bình, ½ bát bông cải xanh hoặc bắp cải đã cung cấp 52mcg acid folic nên đây là món ăn tuyệt vời dành cho mẹ bầu. Đặc biệt, hai loại rau này rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, lại cung cấp nhiều dưỡng chất khác như sắt, vitamin, chất xơ… nên mẹ có thể ăn thoải mái trong các bữa ăn. Trứng gà Trứng gà là nguồn thực phẩm rất tốt đối với bà bầu. Một quả trứng cung cấp khoảng 22mcg acid folic. Hơn nữa, trứng rất giàu protein, canxi, sắt, DHA… cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho thai kỳ khỏe mạnh.  Ớt chuông Ớt chuông rất giàu acid folic và sắt. Theo ước tính, ̣92g ớt chuông thô cung cấp được 10,5% nhu cầu acid folic mỗi ngày. Ngoài ra, ớt chuông còn giàu vitamin và khoáng chất khác như vitamin B1, B6, C, kali, chất xơ, chất chống oxy hóa… Măng tây Một thực phẩm cung cấp acid folic 3 tháng giữa thai kỳ cho bà bầu phải kể đến đó là măng tây. 5 cây măng tây bình thường đã chứa khoảng 1000mcg acid folic, hàm lượng này rất cao so với nhiều thực phẩm khác. Khi chế biến măng tây, mẹ không nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất dinh dưỡng trong loại thực phẩm giàu giá trị này. Quả bơ Một nửa quả bơ cung cấp khoảng 90mcg acid folic cho cơ thể. Ngoài ra, bơ còn rất giàu sắt, DHA tốt cho sức khỏe và tim mạch của hai mẹ con.  >>Xem thêm: bà bầu đau đầu có dán cao được không Tuy nhiên, lượng axit folic trong thực phẩm sẽ bị hao hụt khi chế biến nên để đáp ứng với nhu cầu tăng cao ở giai đoạn này mẹ nên kết hợp với viên uống bổ sung để thai nhi nhận đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh và trọn vẹn.