Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ nên làm gì khi bé ăn hay ngậm?

Tình trạng trẻ ăn hay ngậm là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc cha mẹ trong hành trình nuôi con nhỏ. Vậy mẹ phải làm gì khi bé ăn hay ngậm. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Tình trạng trẻ ăn hay ngậm là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc cha mẹ trong hành trình nuôi con nhỏ. Vậy mẹ phải làm gì khi bé ăn hay ngậm. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé! 1. Nguyên nhân khiến bé ăn hay ngậm Trẻ ăn ngậm là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc cha mẹ Muốn giải quyết tình trạng bé ăn hay ngậm thì ba mẹ cần tìm ra được nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn, trẻ không chịu nhai, nuốt thức ăn, để có hướng xử lý phù hợp nhất. Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn hay ngậm gồm: Các vấn đề về sức khỏe: khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa như: đau họng, ho, táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,… sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó nuốt, ăn không ngon, dẫn tới tình trạng biếng ăn, ăn ngậm. Thức ăn không phù hợp: đồ ăn không được chế biến phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng nhai làm cho trẻ lười nuốt, cứ ngậm mãi trong miệng. Ngoài ra, việc ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu cũng góp phần tạo thành thói quen lười nhai ở trẻ. Tâm lý: nhiều bậc cha mẹ nôn nóng muốn con ăn nhiều mà quát mắng, thúc ép khiến trẻ ngầm chống đối bằng cách ăn ngậm. Thiếu dinh dưỡng: thực đơn không được cân đối về dinh dưỡng, đặc biệt thiếu những nhóm chất kích thích ăn như: vitamin B, kẽm, magie, sắt,… làm trẻ không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. 2. Mẹ nên làm gì khi bé ăn hay ngậm? Để những “cuộc chiến” trong mỗi bữa ăn có hồi kết, ba mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây: Để bé ngồi ăn cùng gia đình Ngồi cùng gia đình sẽ giúp trẻ hào hứng với ăn uống hơn Không khí ấm cúng, vui vẻ trong những bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ phấn chấn, hào hứng với ăn uống hơn. Đặc biệt, khi thấy ba mẹ cầm đũa, thìa tự xúc đồ ăn cũng là cơ hội tập cho con thói quen khoa học, tự lập từ khi còn nhỏ. Mạnh dạn bỏ đói khi bé có dấu hiệu ăn hay ngậm Không có cảm giác đói là một phần làm cho trẻ nói không với đồ ăn. Có vẻ rất phi khoa học, nhưng được ăn khi đói sẽ giúp bé biết trân trọng thức ăn, cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Nếu trẻ bắt đầu ngậm, không chịu nuốt thì hãy dừng lại mà không bổ sung thêm gì cho tới bữa sau. Với cách làm này, trẻ sẽ trở nên hào hứng, ăn rất nhanh nhưng chỉ có tác dụng vào bữa bị bỏ đói. Vì thế, mẹ nên điều chỉnh các bữa ăn không quá gần nhau, sao cho các bé kịp tiêu hóa hết thức ăn nạp vào. Trang trí đồ ăn cho bé đẹp mắt Trẻ nhỏ luôn bị hấp dẫn bởi những thứ rực rỡ, nhiều màu sắc. Do đó, mẹ có thể “hóa trang” những món ăn của con thành các hình thù dễ thương để gợi lên sự hứng thú, khiến bé muốn ăn và xua tan nỗi “ám ảnh” của trẻ với đồ ăn. Không kéo gian thời gian ăn Có những bé vì ngậm thức ăn mà thời gian ăn cho mỗi bữa có thể lên đến 1-2 tiếng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian lý tưởng để trẻ ăn xong phần ăn của mình là khoảng 30 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ giúp con không nảy sinh sự chán ghét đồ ăn mà vẫn cảm thấy đủ no, đồng thời thức ăn vẫn giữ được hương vị tốt nhất. Hết 30 phút, dù ăn chưa xong mẹ cũng nên dừng lại bữa ăn để dạy cho trẻ những bài học về sự tự giác, và khắc phục được tình trạng ăn hay ngậm. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kích thích ăn ngon Sử dụng sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng để bổ sung vi chất, kích thích ăn ngon Các vitamin nhóm B, kẽm, sắt, lysine… là những vi chất bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu, kích thích ăn ngon. Ba mẹ có thể vừa bổ sung dưỡng chất từ bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, vừa sử dụng các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng có chiết xuất từ thiên nhiên để ngăn ngừa chứng ăn hay ngậm, biếng ăn ở trẻ, hấp thụ kém ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bé. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp ba mẹ trả lời được câu hỏi “làm gì khi bé ăn hay ngậm?” để mỗi bữa ăn đều là niềm vui của con. Chúc các con yêu luôn vui vẻ, khỏe mạnh!