Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ có biết nguyên nhân trẻ ăn ngậm là gì? Giải pháp cải thiện tình trạng này như thế nào?

Trẻ ăn hay ngậm kéo dài nếu không có cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời sẽ khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Vậy, mẹ có biết nguyên nhân trẻ ăn ngậm là gì? Giải pháp cải thiện tình trạng này như thế nào?Tham khảo nội dung dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé!

Trẻ ăn hay ngậm kéo dài nếu không có cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời sẽ khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Vậy, mẹ có biết nguyên nhân trẻ ăn ngậm là gì? Giải pháp cải thiện tình trạng này như thế nào?Tham khảo nội dung dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé! 1. Nguyên nhân trẻ ăn ngậm là gì? Trẻ ăn hay ngậm Các bác sĩ cho biết, trẻ ăn hay ngậm, lười ăn, chán ăn là do một số các nguyên nhân sau đây: Bé bị mắc một số bệnh lý: Trẻ bị viêm họng, mọc răng, ốm vặt… gây khó chịu trong người khiến bé khó nuốt, nuốt đau. Từ đó gây nên tình trạng trẻ ăn ngậm, bỏ ăn. Bé bị các vấn đề về tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, còn non nớt nên dễ bị tổn thương, rối loạn…. Đặc biệt là sau khi điều trị bằng kháng sinh sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn, ăn không ngon, trẻ ăn ngậm, hấp thu kém, chậm lớn… Thức ăn nhàm chán: Trẻ cảm thấy ngán đồ ăn bởi chế độ ăn uống lặp lại lặp lại mùi vị cũng là nguyên nhân khiến bé ăn hay ngậm không chịu nuốt. Cách chế biến món ăn không phù hợp: thức ăn mẹ chế biến không phù hợp với độ tuổi như quá cứng, quá nhuyễn cũng khiến bé ăn ngậm, lười nuốt. Một số nguyên nhân khác: Bé bị phân tâm bởi đồ chơi, máy tính, điện thoại, bé bị cha mẹ la mắng vì không chịu nuốt…. cũng là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.  2. Giải pháp cải thiện trẻ ăn hay ngậm nhanh chóng hiệu quả Trẻ ăn ngậm phải làm sao để khắc phục là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh có con nhỏ hay ăn ngậm. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về cách trị trẻ ăn ngậm giúp các bậc cha mẹ đập tan nỗi lo trẻ ăn hay ngậm. Cụ thể như sau: - Cha mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn xem có phù hợp với sở thích, hàm răng, độ tuổi của trẻ hay không và nên thường xuyên đổi món nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng. - Cha mẹ cần tránh tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ hay thảo dược bởi lẽ nếu bạn sử dụng với liều lượng không hợp lý thì sẽ gây phản tác dụng. - Khi chế biến thực đơn cho trẻ ăn ngậm, mẹ nên xay nhuyễn, hơi lỏng rồi sau đó dần tập cho ăn thức ăn sệt, sau đó là chuyển qua cơm. - Trong bữa ăn, mẹ nên khen và khuyến khích và động viên trẻ. - Trong trường hợp bé tập trung xem tivi, điện thoại, quên nhai nuốt thì cha mẹ phải tắt tivi để bé sẽ chú ý vào việc ăn uống cũng như không nên vừa cho ăn vừa dắt bé dạo chơi. Không nên cho bé vừa ăn vừa xem tivi - Nên tập cho trẻ tự xúc ăn, bốc ăn bởi khi đó thì các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn. - Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa khi ăn đã hơi lưng dạ sẽ bắt đầu lười nhai. Thay vào đó, cha mẹ nên chia ra nhiều bữa nhỏ hơn để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. - Nếu những cách trên không hiệu quả thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ dinh dưỡng khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé. - Cha mẹ có thể cho bé ngồi ăn cùng với gia đình bởi lẽ trẻ bắt chước người lớn rất nhanh. Ngoài ra, để giúp bé cải thiện hệ tiêu hoá, giúp bé ăn ngon hơn thì cha mẹ nên kết hợp bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng cho bé thường xuyên. Theo đó, mẹ hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất tự nhiên lành tính như thảo quả Amomum fruit sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa ổn định, từ đó có thể trạng tốt. Ngoài ra, hãy lưu ý chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín để đảm bảo sức khỏe khi bé dùng thường xuyên.