Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tổng hợp các hướng dẫn giúp mẹ dùng điện thoại sao cho an toàn trong quá trình mang thai!

Điện thoại là công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên dùng điện thoại thường xuyên trong quá trình mang thai lại không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Chính vì thế mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý khi sử dụng điện thoại để bảo vệ bản thân và em bé trong bụng nhé!

Điện thoại là công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên dùng điện thoại thường xuyên trong quá trình mang thai lại cực kì không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Chính vì thế mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý khi sử dụng điện thoại để bảo vệ bản thân và em bé trong bụng nhé!   Tác hại của việc dùng điện thoại thường xuyên khi mang bầu Có tới 3% trẻ em bị mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tỉ lệ này ngày một tăng lên. Theo các nghiên cứu khoa học thì nguyên nhân gây ra chứng ADHD có liên quan đến việc mẹ bầu sử dụng điện thoại trong quá trình mang thai. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của đại học Yale thí nghiệm trên chuột bằng cách cho chuột mẹ tiếp xúc với bức xạ điện thoại cho thấy, tác động của bức xạ điện thoại trong thời gian mang thai gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý ở giai đoạn bào thai. Nhà khoa học - tiến sĩ Taylor khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai không nên dùng điện thoại quá nhiều và để điện thoại di động gần cơ thể mình. Bức xạ sóng cao từ phát ra từ điện thoại sẽ có ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ bầu lẫn em bé như suy giảm thị lực và thính lực gây đãng trí sau sinh, suy giảm hệ thống miễn dịch vv. Đặc biệt ở 3 tháng đầu, thai nhi nằm trong thời kỳ phôi thai, nếu thai phụ thường xuyên chịu ảnh hưởng của bức xạ điện thoại có thể dẫn đến khiếm khuyết trong quá trình hình thành các chi của thai nhi, hoặc nghiêm trọng hơn là thai nhi bị dị dạng.    Vậy mẹ bầu nên dùng điện thoại như thế nào? 1. Không sử dụng điện thoại quá nhiều, không sử dụng nếu không thực sự cần thiết Mẹ bầu chỉ nên dùng điện thoại khi thực sự có việc cần liên lạc hoặc đọc một chút tin tức từ 10 – 15 phút. Không chơi game trên điện thoại hay xem các chương trình quá lâu trên điện thoại, cũng như cầm điện thoại để tán gẫu quá lâu với người khác.   2. Bật loa ngoài khi nghe điện thoại, tránh để điện thoại gần đầu Khi nghe điện thoại mẹ bầu có thể bật loa ngoài chứ không nên áp sát vào tai. Khi vừa ấn nút tiếp nhận tín hiệu điện thoại, bức xạ sinh ra lúc này cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu. Vì vậy khi nghe điện thoại tốt nhất là hãy cầm điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm, như thế có thể giảm được 80-90% lượng bức xạ. Khi ngủ thì không để điện thoại ở đầu giường mà phải để xa giường ngủ, điều này giúp mẹ bầu tránh được các tia bức xạ trọng điện thoại gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Khi ngủ cũng nên để điện thoại ở chế độ máy bay mẹ bầu nhé!   3. Không đeo điện thoại trước ngực, không để trong túi quần Để điện thoại trước ngực hay trong túi quần đều là các vị trí gần với tim và thai nhi, khi có các cuộc gọi đến hay tin nhắn đến sẽ làm cho các tia bức xạ gần cơ thể hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.   4. Không vừa sạc vừa dùng điện thoại Điện thoại trong quá trình sạc pin, nhiệt độ trên thiết bị và pin sẽ tăng lên (tối đa có thể lên tới 45 độ C theo tiêu chuẩn an toàn). Mẹ bầu nhất định không được dùng điện thoại khi đang sạc pin vì lúc này phản ứng hóa học trong pin không ổn định rất dễ gây ra cháy – nổ.   5. Không áp điện thoại vào bụng cho con nghe nhạc Ngoài các lựa chọn cho tai nhi nghe nhạc bằng tai nghe bà bầu, máy mp3, máy cassette vv, nếu chỉ có thể mở nhạc cho thai nhi bằng điện thoại, mẹ nên để điện thoại ở chế độ máy bay cũng như bật loa ngoài và để ở khoảng cách xa. Cách này cũng không nên lạm dụng vì thực chất cũng không tốt cho mẹ và bé.