Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai cần bổ sung chất gì?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Chắc hẳn tình trạng chóng mặt kèm buồn nôn, ít nhiều mẹ bầu cũng đã từng gặp phải. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu chỉ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất là có thể cải thiện tình trạng chóng mặt rất hiệu quả. Bổ sung chất gì để hạn chế chóng mặt khi ma

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Chắc hẳn tình trạng chóng mặt kèm buồn nôn, ít nhiều mẹ bầu cũng đã từng gặp phải. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu chỉ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất là có thể cải thiện tình trạng chóng mặt rất hiệu quả. Bổ sung chất gì để hạn chế chóng mặt khi mang thai? Vì sao mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai? Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ mà nguyên nhân gây nên hiện tượng này cũng khác nhau. Cụ thể như sau: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu Nồng độ hormone progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ tăng cao khiến mạch máu của mẹ bầu bị giãn ra nhằm tăng lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi nhưng lại khiến huyết áp của mẹ bầu bị giảm đi. Huyết áp thấp chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt. Cùng với đó, hiện tượng thai nghén khiến bà bầu buồn nôn, bị nôn, chán ăn cũng gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Bà bầu không uống viên sắt bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai, không sản xuất đủ hemoglobin vận chuyển oxy đi khắp cơ thể cũng khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa Thai nhi bắt đầu lớn khiến mạch máu của mẹ bị chèn ép, cản trở tuần hoàn máu cũng khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai. Đứng quá lâu, làm việc quá sức cũng khiến mẹ bầu 3 tháng giữa bị chóng mặt. Ngoài ra nếu mẹ bầu vẫn tiếp tục chưa uống viên sắt tình trạng chóng mặt sẽ nặng nề hơn, có thể đi kèm ngất xỉu vì mẹ bầu bị thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng. Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối Mẹ bầu không uống đủ nước bị rối loạn điện giải, thể tích máu tăng thêm 30% khiến mẹ bầu bị thiếu máu, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến mẹ bầu không được bổ sung đủ vitamin B6, B12, sắt và axit folic cũng khiến mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ,… là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối. >>Xem thêm: viên uống axit folic cho bà bầu  Để hạn chế chóng mặt khi mang thai cần bổ sung chất gì? Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bàu thường xuyên bị chóng mặt là do thiếu máu thiếu sắt. Để hạn chế chóng mặt khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung những vi chất tạo máu sau: Bổ sung sắt WHO khuyến nghị ngay khi bắt đầu mang thai đến hết thai kỳ mỗi ngày mẹ bầu cần uống viên sắt hàm lượng 27 – 30mg để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Hiện tượng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 36.8% mẹ bầu Việt Nam. Sắt là vi chất tạo máu quan trọng, là thành phần chính trong cấu tạo của hemoglobin, huyết sắc tố làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được sắt mà phải được cung cấp từ các nguồn bên ngoài như thực phẩm hay viên uống. Lúc bình thường phụ nữ độ tuổi sinh nở mỗi ngày cần được cung cấp 12 – 15mg sắt, thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ. Khi mang thai mỗi ngày mẹ bầu cần được bổ sung 45 – 60mg sắt, thực phẩm không thể đáp ứng đủ, mẹ bầu cần bổ sung thêm bằng đường uống khoảng 27 – 30mg/ngày để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu Bổ sung vitamin C tăng khả năng hấp thụ sắt Sắt là khoáng chất khó hấp thụ, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C để cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 80 – 85mg vitamin C, trong đó thực phẩm có thể đáp ứng được khoảng 45mg/ngày. Vì thế mẹ bầu nên chọn viên sắt thành phần có bao gồm khoảng 40mg vitamin C để sắt được hấp thụ dễ dàng hơn. Uống sắt bằng nước ép trái cây giàu vitamin C cũng là cách giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Bổ sung một số vi chất bổ máu khác Bên cạnh sắt và vitamin C để hỗ trợ hấp thụ sắt, để ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ tốt nhất mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung những vi chất tạo máu quan trọng khác như: Vitamin B6: Tham gia vào quá tình tổng hợp hemoglobin, làm giảm nôn nghén hiệu quả Vitamin B12: Chỉ có trong cách loại thịt, là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin B12 khiến mẹ bầu mắc chứng thiếu máu hồng cầu khổng lồ Axit folic: Tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Đồng thời còn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh, ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi. >>Xem thêm: uống sắt đúng cách Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất trên thì mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ vi chất, uống đủ nước là có thể khắc phục cơ bản tình trạng này. Với những trường hợp đặc biệt, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!