Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và kiến thức chăm sóc trẻ hợp lý cho mẹ

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, bé sức đề kháng kém nên bé rất dễ mắc bệnh. Để giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, bài viết dưới đây sẽ điểm mặt một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và kiến thức chăm sóc trẻ hợp lý cho mẹ. mẹ tham khảo ngay nhé!

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, bé sức đề kháng kém nên bé rất dễ mắc bệnh. Để giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, bài viết dưới đây sẽ điểm mặt một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và kiến thức chăm sóc trẻ hợp lý cho mẹ. mẹ tham khảo ngay nhé! 1. Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh Mụn sữa Trẻ sơ sinh bị mụn sữa Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vài tuần sau khi bé chào đời. Những nốt mụn nhỏ li ti mọc nhiều ở vùng má, trán, lưng và vùng da xung quanh bị tấy đỏ. Tình trạng mụn sẽ nhiều hơn khi cơ thể trẻ bị nóng hoặc do tiếp xúc với hóa chất, nước dãi,… Cách điều trị: Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ cho bé bằng khăn mềm. Dùng khăn xô mềm để lau người bé ngay sau khi tắm xong. Đồng thời, không nên ủ ấm bé quá mức. Trong trường hợp mụn sữa không hết sau 3 tháng, mẹ cần cho thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.  Vàng da  Trẻ sơ sinh bị vàng da Vàng da là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bao gồm: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. - Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện ở tình trạng vàng da ở mặt, ngực, tay và chân sau khoảng 2 – 3 ngày sau sinh, trẻ vẫn bú và ngủ tốt. Xảy ra do cơ thể tích tụ nhiều bilirubin hơn mức cơ thể đào thải và khi lớn lên bé tự hết.  - Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện ở tình trạng nhiều vùng da bị vàng, bé đi ngoài phân bạc màu và vàng da kéo dài không tự hết. Xảy ra có thể do tán huyết, bệnh gan, tắc nhiễm trùng,… Vì thế, cần cho trẻ đi thăm khám để được điều trị tốt nhất. Trẻ bị hăm tã Mặc tã bỉm 24/24h cộng với vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân khiến bé dễ bị hăm tã. Biểu hiện ở tình trạng da ở vùng đóng bỉm bị hăm đỏ, nặng hơn là rộp nước khiến trẻ đau rát, loét da. Cách điều trị: Mẹ cần hạn chế dùng tã bỉm cho trẻ khi không cần thiết. Luôn giữ khô thoáng vùng bẹn, mông. Mẹ cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi chống hăm phù hợp với làn da của trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện của nhiễm trùng da, cần đưa trẻ đi thăm khám lập tức. Viêm da tiết bã Trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh phải kể đến viêm da tiết bã (hay còn gọi là cứt trâu). Biểu hiện ở những vảy nhờn dính trên da, tập trung nhiều ở trên đỉnh đầu, mông và thường xuất hiện ở trẻ 2 tuần tuổi trở đi. Cách điều trị: Lấy nước ấm vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ. Sau đó, có thể cắt thêm một vài lát chanh để thả vào nước và xoa nhẹ nhàng để làm sạch da đầu con. Lưu ý, tránh ủ ấm bé quá mức vì đổ mồ hôi đầu sẽ khiến cho bệnh nặng hơn. Tuyệt đối không cậy khi “cứt trâu” vẫn còn cứng thành mảng. Với những trường hợp trẻ lớn lên mà vẫn không hết thì mẹ hãy cho con đi kiểm tra bác sĩ. Mề đay Trẻ sơ sinh bị mề đay Trẻ sơ sinh bị mề đay với các biểu hiện nổi ban khắp cơ thể, thường xuất hiện ở các vùng mặt, lưng, cổ,… khiến bé cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Cách điều trị: Mề đay ở trẻ sơ sinh là một loại dị ứng cơ địa. Cho nên, cần xác định được yếu tố gây dị ứng là gì và cần cho trẻ đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân. 2. Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh Táo bón Trẻ sơ sinh bị táo bón Khi trẻ bị táo bón, con thường chán ăn, bị đầy hơi, chướng bụng và hay quấy khóc. 3-4 ngày không đi đại tiện và trẻ rất khó khăn khi đi ngoài. Cách điều trị: Khi trẻ bị táo bón, mẹ hãy cho bé tắm nước ấm và điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Với những bé uống sữa công thức thì mẹ nên đổi loại sữa khác cho con và thực hiện massage bụng cho bé,… Nếu không đỡ, mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.  Tiêu chảy Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy Tiêu chảy cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện ở tình trạng phân lỏng, loãng, mùi tanh và có thể lẫn chất nhầy. Cách điều trị: Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé đi khám sớm để xử trí kịp thời, tránh mất nước. Đồng thời, tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày. 3. Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh Viêm đường hô hấp trên Viêm đường hô hấp trên cũng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Với các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè,… Trường hợp nặng hơn, có thể thở nhanh, sốt cao, co giật, tím tái,…  Cách điều trị: Mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ và không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Cảm lạnh Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh sẽ thở khó, khò khè, thường xuyên có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Là do các virus gây bệnh cảm lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Cách điều trị: Vệ sinh sạch sẽ cho con, mặc quần áo ấm nhất là các vùng cổ, lưng, ngực, tay, chân,… Nếu thấy dịch mũi, cần vệ sinh sạch sẽ cho con bằng khăn mềm sạch, giấy mềm lau sạch. Sau đó dùng nước muối sinh lý loại nhỏ mắt, mũi nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé. Viêm phổi Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh thuộc nhóm viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm. Chúng diễn biến khá nhanh và dễ gây biến chứng, có thể tử vong nếu trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời. Biểu hiện: Mới đầu bé chỉ hơi ho, có thể sốt nhẹ hoặc không. Sau đó, trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sốt, hạ thân nhiệt mặc dù đã ủ ấm hoặc khó thở, tiếng thở rít. Cách điều trị: Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Trên đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý đúng mà mẹ cần biết để chăm sóc bé yêu tốt nhất. Chúc bé yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn và phát triển tốt!