Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

ĐIỂM MẶT CÁC BỆNH ỐM VẶT THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT

Hệ miễn dịch của trẻ nỏ còn kém nên trẻ thường hay mắc các bệnh ốm vặt khi thời tiết thay đổi khiến mẹ vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho mẹ các bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ để mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho bé. Mẹ theo d

Hệ miễn dịch của trẻ nỏ còn kém nên trẻ thường hay mắc các bệnh ốm vặt khi thời tiết thay đổi khiến mẹ vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho mẹ các bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ để mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho bé. Mẹ theo dõi ngay nhé! 1. Điểm mặt các bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ khi thay đổi thời tiết Viêm hô hấp là một trong các bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ. Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, nhiệt độ nóng – lạnh chuyển biển nhanh chóng, đặc biệt khoảng thời gian giao mùa, khiến trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh ốm vặt. Dưới đây là các bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ, mẹ theo dõi để chủ động hơn trong việc chăm sóc con nhỏ nhé. Bệnh cảm cúm Mỗi khi thay đổi thởi tiết, trẻ nhỏ rất hay gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là cảm cúm. Trẻ bị nhiễm bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể qua không khí hoặc có sự tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh như người nhà hay bạn bè trong lớp học. Khi mang bệnh, trẻ thường có triệu chứng như sốt, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, nhức mỏi toàn thân… Bệnh viêm đường hô hấp Hệ hô hấp của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường. Do hệ miễn dịch và sức đề háng còn non nớt nên các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nên các bệnh như viêm phế quản. viêm phổi, viêm đường hô hấp… Vì là các bệnh liên quan đến hô hấp nên trẻ thường bị lây qua đường tiếp xúc giao tiếp gần ( hít thở, nước bọt…), dùng chung các dụng cụ ăn uống với người đang mắc bệnh hoặc có thói quen ngậm tay, đồ chơi. Những biểu hiện của chứng viêm đường hô hấp khiến trẻ có thể bị sốt, lạnh toàn thân, nhức mỏi người, đau rát họng, biếng ăn, khó thở… Bệnh viêm mũi dị ứng Trẻ có tiền sử dị ứng với những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, hông khí ô nhiễm… sẽ đặc biêt nhạy cảm và dễ bị viêm mũi dị ứng hơn khi gặp thời tiết thay đổi. Chứng bệnh này thường đi kèm với các biểu hiện như ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục… Bệnh có chuyển biến gây ngứa mắt, đỏ mắt khiến trẻ nhỏ vô cùng khó chịu. Bệnh sởi Một trong những bệnh ốm vặt thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn thay đổi thời tiết, đặc biệt lúc giao mùa thu – đông là bệnh sởi. Đây là dạng bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp do vi rút sởi gây ra. Bệnh có những biểu hiện như sốt, phát ban đỏ, ho, viêm kết mạc mắt, sổ mũi… Khi trẻ mắc bệnh trẻ, cha mẹ không nên kiêng nước, kiếng gió, kiêng ăn… theo như các cách chữa trị truyền miệng. Bởi việc làm này chỉ khiến cơ thể trẻ không được đảm bảo vệ sinh khoa học, thiếu dinh dưỡng để kháng lại bệnh tật. Bệnh tay chân miệng Thời gian tháng 9, 10 và 11 hàng năm là giai đoạn trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh tay chân miệng. Đây cũng được cho là giai đoạn thời tiết biến đổi thất thường khiến cơ thể trẻ dễ bị vi rút xâm nhập cơ thể gây nhiễm bệnh. Tay chân miệng có thể gặp ở phần lớn các độ tuổi của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh thường đi kèm với các hiện tượng nóng sốt, tuỳ theo tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ thực tế mà cha mẹ nên có những cách chữa trị hay thăm khám tại cơ sở bệnh viện kịp thời. 2. Một số cách phòng ngừa các bệnh ốm vặt trẻ hay gặp Khi thời tiết thay đổi, mẹ lưu ý mặc giữ ấm cho trẻ để phòng tránh các bệnh ốm vặt nhé. Dưới đây là những cách giúp mẹ phòng ngừa và tăng đề kháng cho trẻ, nâng cao sức khoẻ cho trẻ nhỏ, mẹ tham khảo và áp dụng cho bé nhé: Khi thời tiết thay đổi, mẹ nên chú trọng mặc trang phục phù hợp cho trẻ, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và giữ ấm ở các vùng cơ thể như đầu, cổ, bàn tay, bàn chân… Cho trẻ uống đủ nước, uống nước ấm trong ngày để duy trì độ ẩm tốt cho cơ thể, tránh việc khô họng dẫn đến đau rát và viêm họng. Hạn chế ăn kem hoặc uống nước đá lạnh. Tăng cường dinh dưỡng qua các bữa ăn với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu ( đạm – tinh bột – chất béo – vitamin và khoáng chất). Hạn chế để bé tiếp xúc với nhiều người hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác, đặc biệt là những người có biểu hiện đang mắc bệnh về đường hô hấp như cúm, ho, sổ mũi… Thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, tạo thói quen rửa tay xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi chơi và từ ngoài đường về. Khi con mới chớm có triệu chứng sổ mũi, ngay lập tức mẹ nên rửa mũi với nước muối sinh lý cho con khoảng 3 -4 lần/ ngày. Việc giữ sạch khoang mũi cho trẻ rất quan trọng để tránh vi khuẩn xâm nhập xuống phế quản của bé. Duy trì không gian sống và sinh hoạt trong lành, sạch sẽ, tránh bụi bẩn, ô nhiễm cũng là cách nâng cao sức khoẻ cho trẻ, đẩy lùi vi khuẩn, vi rút tấn công cơ thể trẻ. Bổ sung đa dạng nguồn dưỡng chất từ các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng, cường sức khoẻ cho trẻ với các thành phần như vitamin nhóm C, B, D,… và các khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, lysine… Đây đều là những vi chất dinh dưỡng giúp tăng đề kháng để trẻ không ốm, tạo tiền đề giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh và hệ miễn dịch vững vàng. Với những thông tin trên đây, hi vọng mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích đê chăm sóc trẻ tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!