Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tìm hiểu về tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường gặp ở những trẻ bị còi xương, trẻ thiếu vitamin D. Vậy, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và giải pháp cải thiện thế nào cho hiệu quả? 

Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường gặp ở những trẻ bị còi xương, trẻ thiếu vitamin D. Vậy, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và giải pháp cải thiện thế nào cho hiệu quả?  1. Tìm hiểu về tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng phổ biến Khi mới sinh ra, tóc trẻ sẽ mọc dần dài ra thường gọi là tóc máu. Và đến khi 2-3 tháng tuổi, sự suy giảm của các hormone nội tiết mà mẹ truyền cho trẻ trong thời kỳ bào thai, làm cho tóc máu của trẻ sẽ bắt đầu rụng dần.  Rụng tóc vành khăn là tình trạng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy, tạo thành hình vành mũ ở xung quanh đầu. Quá trình rụng tóc thường xảy ra trong khoảng 8-12 tuần tuổi, sau đó sẽ mọc trở lại vào khoảng 3-7 tháng. Dẫu vậy, phải đến khoảng 2 tuổi, tóc của trẻ mới dày có thể dày và đẹp trở lại.  2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn? Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bệnh lý khá phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: Trẻ thiếu vitamin D Trẻ rụng tóc vành khăn do thiếu vitamin D Thiếu hụt vitamin D được xem là nguyên nhân chủ yếu gây rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Bởi đây là vi chất chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển tóc, lông và móng. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, nhất là trẻ dưới 4 tháng tuổi là độ tuổi bị rụng tóc vành khăn phổ biến nhất.  Tóc trẻ mỏng và trẻ nằm nhiều Trẻ rụng tóc vành khăn do tóc mỏng và nằm nhiều Trẻ mới sinh sẽ chủ yếu là nằm ngửa, làm cho vùng phía sau đầu sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài, khiến tóc trẻ khó mọc hơn. Với những trẻ tóc mỏng, dễ rụng thì tình trạng rụng tóc vành khăn sẽ còn xuất hiện nhiều hơn so với những trẻ khác. Da đầu trẻ bị nấm Với những trường hợp trẻ có những mảng da đầu trống không có tóc mọc, thì rất có thể da đầu trẻ đang bị nấm. Khi đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý bởi nếu để tình trạng này kéo dài nấm da đầu sẽ bị lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể. Tác dụng phụ của thuốc Trẻ mới ốm dậy, sử dụng thuốc cũng có thể bị rụng tóc vành khăn nhiều hơn so với trẻ bình thường. Để đảm bảo trẻ có được sức khỏe tốt nhất, bố mẹ hãy quan sát xem liệu trẻ có thuộc vào một trong những nguyên nhân kể trên hay không. Sau khoảng 2 tháng, nếu bố mẹ đã loại trừ được các lý do gây rụng tóc vành khăn kể trên và không thấy trẻ cải thiện tình trạng này thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. 3. Cách cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh Tắm nắng thường xuyên bổ sung vitamin D giúp trẻ cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn Biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh sẽ là mấu chốt quan trọng nhất để có thể đưa ra cách điều trị phù hợp: Với trẻ bị rụng tóc do nằm sai tư thế: Mẹ hãy thay đổi tư thế nằm của con, tránh đặt trẻ nằm quá nhiều và quá lâu ở cùng tư thế.  Với trẻ bị rụng tóc do thiếu vitamin D: Mẹ cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vi chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày của con như: tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu,… Bên cạnh đó, tắm nắng cũng là cách tổng hợp vitamin D hiệu quả cho trẻ. Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp các tiền Vitamin D biến thành Vitamin D có lợi cho cơ thể trẻ, không chỉ giúp giảm thiểu và ngăn ngừa rụng tóc mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Thời gian tắm nắng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là là 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần tắm nắng trong 5 – 7 phút. Với trẻ rụng tóc do bệnh lý như nấm da đầu sẽ cần sử dụng các loại thuốc có công dụng kháng nấm. Còn với các triệu chứng do suy tuyến yên, suy tuyến giáp, thuốc, dị ứng thì mẹ cần đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác và có giải pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng không nên quá bao bọc bé trong nhà trong giai đoạn sơ sinh. Vào một vài ngày có nắng sớm hay chiều mát, mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài để hít thở khí trời trong lành, sẽ giúp trẻ cứng cáp và hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn hiệu quả. Thường xuyên vệ sinh chăn, chiếu và gối, không nên đội mũ quá lâu, mũ chật và thường xuyên giữ vệ sinh mũ nón cho trẻ. Trên đây là những điều mẹ cần biết về rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách và tạo điều kiện thuận lợi giúp bé yêu phát triển tốt nhất.