Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông như thế nào?

Phải làm sao để bảo vệ sức khoẻ của con mà vẫn đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi mùa đông giá lạnh đang tới. Bài viết này sẽ giúp mẹ có cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông sạch sẽ mà con lại không bị nhiễm lạnh. Mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

Phải làm sao để bảo vệ sức khoẻ của con mà vẫn đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi mùa đông giá lạnh đang tới. Bài viết này sẽ giúp mẹ có cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông sạch sẽ mà con lại không bị nhiễm lạnh. Mẹ cùng tham khảo ngay nhé! 1. Lựa chọn thời điểm lý tưởng để tắm cho trẻ sơ sinh Mẹ nên chọn thời điểm thích hợp trong ngày để tắm cho bé không bị lạnh nhé. Với thời tiết lạnh của mùa đông, cơ thể trẻ sẽ không ra nhiều mồ hôi nên mẹ không cần phải tắm cho bé mỗi ngày. Mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 lần tắm/ tuần là phù hợp. Việc lựa chọn khung giờ tắm sao cho hợp lý cũng rất quan trọng. Phụ thuộc tùy theo tình hình thời tiết tại thời điểm đó mà mẹ nên chọn giờ tắm cho trẻ sơ sinh để tránh bé bị nhiễm lạnh. Thông thường, mẹ có thể tắm bé trong khung giờ như từ 10h – 10h30. Nếu ngày đó quá lạnh và âm u, mẹ nên rời buổi tắm cho bé xuống đầu giờ chiều (khoảng từ 13h – 15h 30). Đây là những khoảng thời gian thân nhiệt của bé ổn định nhất, giúp mẹ tắm bé an toàn và đảm bảo sức khỏe cho con. 2. Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông như thế nào? Chuẩn bị sẵn sàng các đồ tắm cho bé sẽ giúp mẹ tắm cho bé nhanh và thuận tiện hơn. Bước 1: Công tác chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh Chuẩn bị nước tắm cho bé: mẹ nên chuẩn bị 2 chậu nước, một chậu để cho trẻ vào tắm và một chậu để bé tắm tráng. Nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho trẻ sơ sinh là khoảng 37 – 38 độ C. Mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước sao cho chuẩn nhất. Mực nước trong chậu cần vừa ngập hết vai của trẻ khi đặt trẻ vào để giữ ấm và tạo sự thoải mái cho con. Các loại khăn cần dung khi tắm cho trẻ sơ sinh: khăn mặt, khăn xô mềm, khăn tắm dày, khăn xô mỏng cỡ lớn. Chuẩn bị sẵn sàng quần áo, bao tay, bao chân, mũ thóp. Bước 2: Tắm cho trẻ Mẹ lưu ý: Trước khi tắm, mẹ nên bế bé trên tay chừng 5 -10 phút để con nhận được hơi ấm từ mẹ. Không nên tắm ngay khi trẻ đang ngủ hoặc mới tỉnh giấc, do lúc này, cơ thể con không đủ ấm, thêm vào đó việc cởi quần áo dễ khiến trẻ nhanh mất nhiệt, nhiễm lạnh. Dưới đây là trình tự cách tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ cùng theo dõi nhé: Đặt bé nằm xuống mặt phẳng, mẹ nhẹ nhàng cởi hết quần áo, tã giấy cho bé. Sau đó, mẹ bế bé và đặt lên đùi, dùng khăn mặt mềm ẩm rửa mặt cho bé: lau mặt, mí mắt, xung quanh miệng, dưới cằm nơi sữa và nước bọt của trẻ hay chảy ra. Tiếp đến, mẹ gội đầu cho bé với dầu gội. Khi rửa sạch lớp xà phòng từ dầu gội, mẹ nên che một tay lên trán của con để tránh bọt xà phòng chảy hoặc bắn vào mắt trẻ. Dùng khăn khô lau ngay đầu của trẻ sau khi gội xong. Tắm toàn thân cho trẻ: Mẹ nhẹ nhàng đặt bé xuống nước, để ý vệ sinh những vùng da có nhiều nếp gấp, ngấn như cổ, đùi, nách, cánh tay… Mẹ nên để cả cơ thể con từ vai trở xuống chìm dưới làn nước, đỡ gáy cho con bằng một tay, tay còn lại của mẹ ì rửa cho bé. Mẹ thao tác nhanh, tránh kì cọ quá kĩ và lâu khiến nước bị nguội và trẻ bị lạnh nhé. Sau khi tắm xong: Mẹ đặt bé vào trong khăn xô, khăn tắm dày đã chuẩn bị để ủ ấm ngay cho con và mặc quần áo, đeo bao tay, bao chân và đội mũ thóp ngay mẹ nhé. 3. Một số lưu ý khác khi mẹ tắm cho bé vào mùa đông Sau khi tắm xong, mẹ cần ủ ấm và mặc đồ ngay cho bé nhé. Mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh quá 5 phút, đặc biệt các thao tác khi trẻ bắt đầu tắm toàn thân dưới nước không lâu hơn 2 phút mẹ nhé. Để tránh cho bé bị nhiễm lạnh khi tắm vào mùa đông mẹ cần lưu ý về nhiệt độ phòng tắm, có thể dùng thêm quạt sưởi, đèn sưởi để làm nóng không khí trong phòng tốt hơn. Chú ý không để gió lùa khi đang tắm cho con bằng cách đóng cửa sổ, cửa ra vào cẩn thận. Việc ủ ấm cho bé ngay sau khi tắm cũng rất quan trọng. Mẹ nên tận dụng chiếc quạt sưởi như một dụng cụ để làm ấm nóng khăn lau người và quần áo cho trẻ. Cụ thể như sau: Trước khi tắm cho bé, mẹ hơ khăn và quần áo của con với quạt sưởi, tránh để vải quá gần bề mặt của quạt nhằm hạn chế tình trạng cháy hoặc bỏng do quạt. Sau khi hơ xong, mẹ ủ ngay quần áo vào cái khăn hoặc giữa lớp chăn dày. Như vậy, khi con mặc đồ sau khi tắm sẽ cảm thấy ấm ngay và không bị rùng mình. Trên đây là những chia sẻ giúp mẹ có cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và đảm bảo sức khoẻ của bé với thời tiết giá rét của mùa đông. Hy vọng với những thông tin trên đây mẹ đa có thêm những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Chúc các con yêu luôn khoẻ mạnh và mau lớn!