Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phòng ngừa và khắc phục bệnh chàm ở trẻ nhỏ

Bệnh chàm quanh miệng ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh thường gặp. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu, vậy các bậc phụ huynh nên trang bị những kiến thức cơ bản nếu chẳng may bé bị mắc phải căn bệnh này.

Bệnh chàm quanh miệng ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh thường gặp. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu, vậy các bậc phụ huynh nên trang bị những kiến thức cơ bản nếu chẳng may bé bị mắc phải căn bệnh này.   Được xem là viêm da dị ứng nhưng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không khắc phục kịp thời. Tình trạng da nổi mụn nước rất thường xuất hiện trước khi bé 5 tuổi. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có xu hướng nổi ở má và da đầu, quanh miệng sau đó lan đến cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác. Sau khi bé một tuổi, chàm có thể nổi ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân…   Triệu chứng của bệnh chàm quanh miệng và nhiều vị trí khác trên cơ thể trẻ  Có khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Đối với các bé sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh này là 65% và với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần.   Đôi khi, do các bé cào vào vết chàm khiến da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo theo thời gian. Bệnh chàm thường xuất hiện rồi tự hết trong vài ngày. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó thường gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị, những vết chàm này có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ. Khi xuất hiệu dấu hiệu chàm quanh miệng thì ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị sớm. Không có cách nào biết được khi nào bé sẽ mắc bệnh nhưng khả năng mắc bệnh sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Nhiều bé thường mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có bé khi lớn hơn một chút mới bắt đầu bị.   Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được tìm ra nhưng thường là do di truyền. Do đó, nếu có cha mẹ hoặc người thân từng bị bệnh chàm thì bé cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Chàm quanh miệng và các vị trí khác trên cơ thể không phải là tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nhất định nào đó. Tuy nhiên, phấn hoa hoặc khói thuốc lá có thể là tác nhân tạo điều kiện cho chàm phát triển. Khói thuốc lá có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ trẻ nhỏ Đôi khi những vết chàm xuất hiện là do bé dị ứng thức ăn hoặc các thành phần trong sữa mẹ. Những vết chàm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi da tiếp xúc với các chất kích thích như lông cừu hoặc hóa chất trong một số xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da và chất tẩy rửa. Ngoài ra, căng thẳng cũng là một trong những nguyên gây nên căn bệnh này.   Cách ngăn ngừa và cải thiện khi bé bị chàm Bên cạnh những cách điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần chăm sóc da của bé và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.   1/ Tắm sạch và giữ ẩm da Việc tắm rửa hàng ngày đúng cách sẽ góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng nước quá nóng để tắm cho bé, vì điều này sẽ khiến da bé bị khô nhanh hơn. Một vấn đề cần chú ý là mẹ nên sử dụng xà phòng để tắm và gội đầu cho bé, nhưng tránh để bé ngồi lâu trong nước xà phòng. Ngay khi tắm xong, mẹ nên lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé bằng khăn mềm. Khi da vẫn còn ẩm ướt, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da bé. Thuốc mỡ chứa các chất làm mềm da và ít nước hơn kem dưỡng da nên thường tốt hơn cho bé mắc bệnh chàm. Mẹ nên thử một ít kem dưỡng ẩm và chất làm mềm lên da bé trước để đảm bảo các chất này không gây kích ứng.   2/ Dùng nước lạnh để làm dịu cơn ngứa Khi cơn ngứa bộc phát, mẹ hãy áp một bình nước lạnh lên vùng bị ngứa của bé nhiều lần trong một ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.   3/ Giữ da luôn mát mẻ Nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không cho trẻ sơ sinh mặc nhiều quần áo hoặc quấn chăn quá nhiều khi thời tiết nắng nóng.   Chọn loại nước giặt/ sữa tắm phù hợp dành riêng cho trẻ Mẹ hãy dùng các loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, mẹ không nên sử dụng thêm các chất làm mềm vải nhé.   Ngăn trầy xước da Bé có thể gãi lên các vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn và dễ lây lan đến các vị trí khác. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, mẹ hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, mẹ hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.    Mẹ nên làm gì khi bé mắc bệnh chàm Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm tốt hơn, nếu còn đang cho con bú mẹ, mẹ tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành. Chàm không phải là một phản ứng dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, ở một số bé, những thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, sữa đậu nành, lúa mì, đậu phộng có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ phải bỏ những thức ăn này ra khỏi chế độ ăn uống của bé.   Nếu bé uống sữa bột, mẹ hãy thử đổi một loại sữa khác ngoại trừ sữa đậu nành. Đối với những bà mẹ thường ăn bơ thực vật, dầu thực vật và trái cây có múi trong 4 tuần cuối thai kỳ thường sẽ có con mắc bệnh chàm khi bé lên 2 tuổi. Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi trong quá trình mang thai, vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh chàm ở trẻ. Các vi sinh có lợi này cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh này. Vì thực phẩm chỉ chiếm 10% trong nguyên nhân gây ra căn bệnh chàm nên mẹ cũng nên chú ý chăm sóc da và các yếu tố khác. Với những chia sẻ trên từ Mamibuy, ba mẹ đã có thêm được một số kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm quanh miệng ở bé. Vì vậy, đừng quá lo lắng và bình tĩnh xử lý khi bé đang mắc bệnh này ba mẹ nhé!