Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tránh xa những món đồ chơi phổ biến nhưng nguy hiểm này để con được an toàn

Bóng bay, phao bơi, ô tô chạy pin hay bộ đồ bác sĩ đều là những món đồ chơi mà các bé cưng mê mẩn, và dường như nhà nào cũng có. Tuy nhiên những thứ này lại ẩn chứa những mối đe dọa – có thể là nguy cơ tai nạn, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con. Đặc biệt là nếu chúng có nguồn gốc không rõ

Bóng bay, phao bơi, ô tô chạy pin hay bộ đồ bác sĩ đều là những món đồ chơi mà các bé cưng mê mẩn, và dường như nhà nào cũng có. Tuy nhiên những thứ này lại ẩn chứa những mối đe dọa – có thể là nguy cơ tai nạn, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con. Đặc biệt là nếu chúng có nguồn gốc không rõ ràng, được sản xuất không đúng theo những quy chuẩn khắt khe để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em. Hãy cùng MamiBuy điểm mặt những món đồ chơi phổ biến nhưng nguy hiểm, để giúp bố mẹ cân nhắc kỹ trước khi mua, hoặc giám sát cẩn thận khi cho con chơi.   1. Phao bơi Phao cổ, phao nách hay phao tay cho trẻ em không thật sự đảm bảo an toàn cho bé khi ở dưới nước. Sau đây là những nhược điểm đặc trưng của các loại phao này: - Phao cổ: Có khá nhiều tranh cãi quanh việc dùng phao cổ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều chuyên gia y tế và huấn luyện viên bơi lội đã phản đối kịch liệt việc này. Sử dụng phao cổ khiến đầu trẻ bị giữ cố định ở chiều thẳng đứng. Và khi đeo thường xuyên sẽ tạo áp lực không tốt lên vùng cổ, thậm chí gây chấn thương. Ngoài ra nếu cha mẹ không biết rằng thiết kế của phao là ôm vào xương cằm của trẻ - chứ không phải bó quanh cổ - thì có thể đeo sai cách khiến bé rất khó thở. - Phao nách hay phao tay đều rất dễ tự tháo ra được hoặc bị tuột ra, nhất là khi dùng không đúng kích cỡ. Nếu không được giám sát cẩn thận, bé có thể bị trượt hay lật úp dưới nước.   Những chiếc phao không rõ nguồn gốc xuất xứ thường được sản xuất bằng nguyên liệu không đạt chuẩn. không chỉ có mùi khó chịu mà còn có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh khác cho trẻ em. MamiBuy khuyên bạn: Hãy lựa chọn những sản phẩm phao bơi phù hợp với lứa tuổi, là hàng chính hãng, được sản xuất với chất liệu và thiết kế đạt chuẩn an toàn cho bé. Và dĩ nhiên con luôn cần được người lớn giám sát khi bơi lội. Nếu có thể, hãy xuống nước để tự mình nâng đỡ và chơi đùa với con, thay vì phó thác con cho chiếc phao bơi, bố mẹ nhé!   2. Bóng bay Không ít bố mẹ khi còn nhỏ đã trải qua một vài lần đang chơi bóng bay thì bất chợt nó nổ “đoàng”. Chắc chắn nhiều người sẽ còn nhớ tiếng nổ đó gây sợ hãi và ám ảnh thế nào đối với một đứa trẻ. Không chỉ có vậy, tiếng nổ còn gây ảnh hưởng lớn đến thính giác, thậm chí có thể gây điếc tai bé. Ngoài ra những mảnh vụn bé xíu của bóng bay mà bé nuốt hay hít phải thì nguy cơ bị ngạt thở rất cao. Chính vì vậy nên các sự kiện có nhiều bóng bay ở nước ngoài luôn khuyến cáo chỉ dành cho trẻ em trên 8 tuổi. Và dĩ nhiên, chất liệu của những quả bóng này cũng mang một dấu hỏi lớn về độ an toàn khi trẻ em tiếp xúc. MamiBuy khuyên bạn: Nên hạn chế cho con chơi bóng bay. Và tuyệt đối không mua những quả bóng bay có bề mặt nhăn nhúm hay có mùi khó chịu, bố mẹ nhé. Cũng không bao giờ nên cho con tự thổi bóng bằng miệng.   3. Đồ chơi có pin Chúng ta đều biết pin có chứa những chất độc nguy hiểm đến thế nào. Thế nhưng thật trớ trêu khi hình dạng những viên pin tròn nhỏ lại tương tự với... những viên kẹo, khiến trẻ nhỏ tò mò muốn nếm thử. Hãy tưởng tượng sẽ thế nào nếu nhỡ bé tháo được pin ra khỏi đồ chơi để nghịch, rồi nuốt phải? Chất lithium trong pin sẽ gây ra ngộ độc và bỏng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. MamiBuy khuyên bạn: Hãy luôn lưu ý đến tất cả các đồ chơi chạy pin của con, thường xuyên kiểm tra và đảm bảo rằng những viên pin được bảo vệ kín đáo bằng lớp vỏ nhựa có vít cố định để trẻ không thể tự tháo ra được.   4. Súng đồ chơi Đây chắc chắn là một trong những món đồ chơi nguy hiểm top đầu. Các khẩu súng đồ chơi bày bán tràn lan ngoài phố phần lớn được làm bằng những nguyên liệu tái chế, có thể gây nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn khi tiếp xúc, nhất là đối với sức đề kháng còn non yếu của trẻ em. Bên cạnh đó món đồ chơi này còn rất dễ gây sát thương, không chỉ cho chính trẻ mà còn cả những người xung quanh. Bé thường sẽ không ý thức được khoảng cách an toàn khi “bắn”, hoặc không sử dụng nước sạch (đối với súng phun nước). Hậu quả là những loại “đạn” bằng nước bẩn hay hạt nhựa cứng có thể gây nguy hại, thậm chí là chấn thương, đặc biệt là cho vùng mắt. Các nhà giáo dục cũng luôn luôn phản đối việc mô phỏng một thứ vũ khí giết người như súng để làm đồ chơi cho trẻ em, vô tình khơi dậy sự yêu thích bạo lực ở trẻ. MamiBuy khuyên bạn: Nếu không thể né tránh việc phải mua súng đồ chơi cho con, thì bố mẹ hãy mua thêm cả kính bảo vệ cho con đeo nhé. Và vẫn phải chọn mua của các nhà sản xuất uy tin, nguồn gốc rõ ràng.   5. Bộ đồ chơi bác sĩ Chơi trò đóng vai bác sĩ mà lại có bộ “đồ nghề” như thật thì bé nào mà chẳng mê tơi! Không chỉ búp bê, gấu bông mà cả mọi người xung quanh cũng sẽ được bé “khám bệnh” tận tình. Tuy nhiên hãy cẩn thận với một vài món trong bộ đồ chơi này, chúng có các bộ phận nhỏ có thể bị mắc trong mũi hay miệng của một “bệnh nhân” nhí, gây ngạt thở hoặc hóc. Ngoài ra khi cao hứng với vai bác sĩ, bé rất có thể sẽ quan tâm và muốn được chơi với các dụng cụ y tế thật như ống tiêm, kéo, thuốc viên hay nhiệt kế thủy ngân. MamiBuy khuyên bạn: Khi mua bộ đồ nghề cho bác sĩ tí hon nhà bạn, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không có chi tiết nhỏ nào bị long ra hoặc dễ tháo rời.   6. Máy bay trực thăng hoặc đồ chơi có cánh quạt quay Máy bay trực thăng hoặc các đồ chơi có cánh quạt không dành cho trẻ nhỏ, vì các bé có thể bất cẩn thò ngón tay vào guồng quay của cánh quạt và bị thương.  MamiBuy khuyên bạn: Hãy chọn đồ chơi có cánh quạt bằng nhựa mềm, các cạnh của cánh quạt được gia công mịn, không sắc, không có vết xước,   7. Đồ chơi lắp ghép bằng nam châm (magcube) Đây là một bộ nhiều viên nam châm nhỏ để trẻ tha hồ lắp ghép và tạo hình theo ý thích. Loại này thường được khuyến cáo dành cho trẻ trên 3 tuổi. Thế nhưng nguy cơ nuốt phải những viên nam châm rất cao với các bé còn nhỏ, khi bé cố gắng dùng miệng tách từng viên ra khỏi nhau. Và khi ở bên trong cơ thể, chúng có thể hút lấy nhau, gây nguy hiểm lớn cho ruột. MamiBuy khuyên bạn: Không nên tin vào nhãn khuyến cáo lứa tuổi đối với Magcube, nhất là loại có viên nhỏ và bằng kim loại, tốt nhất là chỉ nên để trẻ lớn hơn 12 tuổi chơi trò này. Ngoài ra bố mẹ nên chọn loại có chi tiết lớn, các viên nam châm được bọc nhựa cứng bên ngoài.   8. Con quay bằng tay (Spinner) Không chỉ hấp dẫn trẻ em, món đồ chơi này thậm chí còn tạo nên một cơn sốt nho nhỏ trong giới trẻ một thời gian trước đây. Tuy nhiên trong khi đang quay tít rất vui mắt, thì một chi tiết của Spinner có thể bị tung ra và văng trúng người gây thương tích. Cũng từng có trường hợp cấp cứu do trẻ nhỏ nuốt phải một bộ phận của nó. Không chi thế, nếu lạm dụng thường xuyên, dạng trò chơi này sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng tập trung, gây khó khăn trong học tập. Một số bang ở Mỹ đã ra luật cấm mang con quay này tới trường. MamiBuy khuyên bạn: Chưa nói đến sự nguy hại thì Spinner cũng chỉ là một trò giết thời gian vô nghĩa, bố mẹ hãy thay nó bằng một trò chơi khác có ích lợi cụ thể hơn, như là thiết bị luyện ngón tay của trẻ em chẳng hạn, ít ra nó cũng giúp bé phát triển kỹ năng vận động.   Giữa một “đại dương” bạt ngàn đồ chơi trẻ em rực rỡ, thật không dễ dàng chút nào để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, đạt chuẩn an toàn, và giúp ích cho sự phát triển toàn diện của con. Bố mẹ hãy dành thêm chút thời gian tham khảo trước khi mua, để có thể mang đến cho bé yêu những món quà ý nghĩa và bổ ích nhất nhé!