Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Táo bón ở trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

Ở trẻ, hệ miễn dịch cùng một số chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng đi ngoài của bé sẽ phản ảnh một phần tình trạng sức khỏe. Do đó, việc bé đi ngoài ít hay nhiều lần khiến các mẹ lo lắng liệu rằng bé có mắc bệnh không.

Ở trẻ, hệ miễn dịch cùng một số chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng đi ngoài của bé sẽ phản ảnh một phần tình trạng sức khỏe. Do đó, việc bé đi ngoài ít hay nhiều lần khiến các mẹ lo lắng liệu rằng bé có mắc bệnh không.   Một em bé khỏe mạnh bình thường sẽ đại tiện một ngày mấy lần? - Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào thức ăn hằng ngày của trẻ. - Đối với trẻ bú mẹ, bé sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần 1 ngày, trẻ đi phân hoa cà hoa cải. Tuy nhiên, cũng có một số bé 2 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng phân vẫn vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không có gì đáng lo. Bé có thể thay đổi mỗi ngày. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc đang bú mẹ. - Trẻ bú sữa công thức thì thường sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé bú sữa mẹ. Thông thường bé bú bình đi đại tiện 1-3 lần/ ngày tùy thuộc vào loại sữa bé uống. Đồng thời phân thường dẻo, và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn.  Làm sao để biết trẻ bị táo bón? Ba mẹ hãy lưu ý các dấu hiệu sau để biết bé nhà mình có bị táo bón hay không và có hướng điều trị kịp thời nhé: - Số lần đi tiêu: trẻ sơ sinh sẽ đi tiêu dưới 2 lần/ ngày. Trẻ bú mẹ trên 2 ngày/ lần. - Trạng thái phân: cách phát hiện bón dễ nhất là theo dõi tình trạng phân: phân vón cục, cứng, có hình viên nhỏ như phân dê.  - Biểu hiện về cảm giác: bé khó chịu, mệt mỏi, giấc ngủ không sâu, không ngon, thường hay quấy khóc.   Nguyên nhân do đâu trẻ bị bón 1. Trẻ bú mẹ - Lượng sữa mẹ không cung cấp đủ nước cho ruột bé hoạt động. - Mẹ bị bón cho con bú cũng dễ bị táo bón - Hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện - Chế độ ăn uống của mẹ cho con bú chưa hợp lí khiến đường ruột của bé gặp vấn đề. 2. Trẻ bú sữa công thức Sữa công thức khó tiêu hơn so với sữa mẹ nên bé dễ bị bón. Ngoài ra các mẹ pha sữa chưa đúng cách quá đặc hoặc quá loãng hay mẹ pha sữa với nước cơm, nước trái cây, sữa tươi với ý nghĩ như vậy con tăng cân nhưng dễ làm cho con bị bón. Trẻ bị táo bón mẹ nên làm gì? 1. Trẻ bú mẹ - Mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình - Mẹ uống đầy đủ nước từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày ( sữa, nước canh, nước uống lợi sữa) - Ăn, uống yaout, sữa chua - Không ăn đồ cay, nóng: tiêu, ớt, dưa cải - Bổ sung vitamin và chất xơ: ăn các loại rau quả có tính nhuận trường: rau đay, mồng tơi, khoai lang, thanh long, chuối, ngũ cốc.... - Mẹ vận động nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, bơi, đạp xe,... - Xem lại chế độ bổ sung sắt, canxi sau sinh của mẹ.   2. Trẻ bú bình - Mẹ có thể theo dõi thêm một thời gian. Nếu vẫn diễn ra tình trạng bón. Mẹ nên đổi sữa cho con chọn loại sữa tốt cho đường tiêu hóa của bé. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhi. Pha sữa đúng như liều lượng hướng dẫn. Pha với nước đun sôi để nguội đến độ cần thiết. - Massage cho bé dễ đi tiêu: 2 tay mẹ đặt lên bụng trên của bé. Tay phải xoa về bên phải, tay trái xoa về bên trái tạo thành vòng tròn. Lập đi lập lại khoảng 5 đến 10 phút. - Cho bé thực hiện động tác đạp xe: đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đạp xe. - Tắm cho trẻ bằng nước ấm sau đó masage cho bé. - Bôi mật ong vào đầu tăm bông sau đó từ từ đưa vào hậu môn của bé. Chỉ đưa hết đầu bông không đưa quá sau. Ngấy nhẹ nhàng 3 phút. - Lấy ngọn của cây rau mùng tơi, tước phần vỏ ngoài của cọng rau từ từ nhẹ nhàng đẩy cho đọt mùng tơi đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra đẩy vào nhiều lần như vậy