Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ sơ sinh mặc bao nhiêu thì đủ ấm? Trời rét phải tắm bé thế nào? Con có bị lạnh khi ngủ không? – Hướng dẫn mẹ tất tần tật về việc giữ ấm cho con trong mùa lạnh.

"Làm sao để giữ ấm cho bé sơ sinh" chắc chắn là câu hỏi khiến các mami đau đầu mỗi dịp đông đến gió lạnh về. Hy vọng những hướng dẫn chi tiết sau đây của MamiBuy sẽ giúp ích cho các mẹ.

"Làm sao để giữ ấm cho bé sơ sinh" chắc chắn là câu hỏi khiến các mami đau đầu mỗi dịp đông đến gió lạnh về. Hy vọng những hướng dẫn chi tiết sau đây của MamiBuy sẽ giúp ích cho các mẹ. Thân nhiệt của trẻ – đặc biệt là bé sơ sinh – khác xa người lớn. Những gì cha mẹ đang cảm thấy không giống cảm giác của con. Con lại chưa thể bày tỏ bằng lời khi bị nóng hay bị lạnh. Vậy nên, ngoài việc nắm vững kiến thức về thân nhiệt của con để nhận biết nếu sức kkhỏe bé có gì bất thường, thì mẹ còn cần giữ ấm cho con sao cho đúng cách.     1. Quy tắc “bốn ấm một mát” để mặc quần áo cho con “Bốn ấm một mát” có nghĩa là: + Tay ấm + Bàn chân ấm + Lưng ấm + Bụng ấm + Đầu mát Khi kiểm tra những vị trí này trên cơ thể con mà mẹ thấy ấm vừa, không đổ mồ hôi là được. Lưng và bụng cần ấm để bảo vệ các cơ quan nội tạng hoạt động bình thường. Nhưng ấm quá gây mồ hôi lưng thì lại dễ làm bé ốm. Phần tay và chân có thể mát hơn vì máu ít được vận chuyển tới đây hơn các bô phận khác. Nhưng nếu bàn chân bị lạnh giá sẽ khiến bé dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Còn phần “một mát” ở đây chính là phần đầu. Đối với bé sơ sinh, đầu là nơi giải phóng bớt nhiệt độ cơ thể, cần được giữ thông thoáng để vùng thần kinh kiểm soát hô hấp được hoạt động bình thường. Nếu như trong nhiệt độ phòng bình thường (23-27 độ C) thì mẹ không cần thiết phải đội mũ cho con. Những trang phục và vật dụng cần thiết khi cho bé ra ngoài mùa đông   Những lưu ý khi mặc ấm: + Không mặc quá 4 lớp quần áo cho con, và phải đảm bảo quần áo không quá chật để hơi ấm có thể được duy trì giữa các lớp vải mà không bị đẩy ra ngoài. + Một lớp kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh bôi sau khi tắm và trước khi mặc quần áo sẽ giúp da bé không bị khô trong mùa đông. + Quần áo từ chất liệu vải tổng hợp chỉ nên được mặc ở ngoài cùng, không nên tiếp xúc trực tiếp với da bé.   2. Giữ ấm khi ngủ giấc đêm Mặc ít thì sợ con lạnh, mặc nhiều thì mẹ cứ phải thức canh để chốc chốc kiểm tra xem con có bị ra mồ hôi không, đắp chăn thì chỉ được một lát là bé lại cựa mình đạp tung chăn ra ngoài… khiến mẹ không thể ngủ ngon trong đêm đông được. Mẹ hãy làm theo hướng dẫn trong hình dưới nhé:   Công thức mặc quần áo đi ngủ cho bé sơ sinh Chiếc túi ngủ cho bé là trang phục giữ ấm hữu hiệu trong mùa đông, mặc nó đi ngủ thì bé sẽ không thể đạp tung ra như chăn được, lại càng không tốc lên che mặt gây khó thở. Mẹ căn cứ theo nhiệt độ phòng để tính lượng quần áo mặc ngủ cho con.  Khi đã mặc đúng theo công thức thì mẹ không cần đắp chăn cho con nữa nhé. Và cứ giữ cho phòng thoáng đãng, có không khí lưu thông chứ đừng quá kín và bí. "Tog: là đơn vị đo độ ấm của trang phục. 1 tog tương đương với một lớp vải cotton mỏng. Còn nếu mẹ dùng túi ngủ bằng chất liệu ấm hơn thì lại lược bỏ bớt một lớp quần áo bên trong cho phù hợp. Chỉ khi nhiệt độ phòng xuống dưới 16 độ thì mẹ mới cần mặc cho con nhiều lớp quần áo và thêm cả mũ, bao tay, tất chân. Tuy nhiên ít khi nào phòng lại lạnh xuống được tới mức đó. Nếu có thì chúng ta nên tìm biện pháp sưởi để không khí trong phòng ấm hơn. Kẻo bé mặc đủ ấm nhưng mũi vẫn hít thở không khí lạnh như vậy thì vẫn rất dễ bị bệnh.   3. Tắm và làm vệ sinh trong ngày lạnh Mẹ đừng vì thấy trời lạnh mà lười tắm cho con. Giữ thân thể sạch sẽ mới giúp con sảng khoái, án ngủ ngon hơn và tránh sinh bệnh do vi khuẩn. Quan trọng là cần giữ ấm khi tắm đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Mẹ lưu ý những điều sau nhé Trước khi tắm: + Trong những ngày lạnh, chỉ nên tắm 2-3 lần/ tuần + Thời gian tắm thích hợp trong ngày: 10h-10h30 sáng, 13h-16h chiều. Không nên tắm sau khi ăn nz hoặc lúc bé đang đói. + Đảm bảo nhiệt độ phòng bé luôn trên 23 độ C. Đặc biệt không gian tắm cần tối thiểu 26 độ C và tuyệt đối kín gió. + Nên massage trước khi tắm với dầu massage dành riêng cho bé. Việc này vừa làm mềm da lại vừa như một bước “khởi động” làm ấm người cho con. + Chuẩn bị nước tắm khoảng 32-34 độ C, tức là đủ ấm chứ không nóng. Nếu không có nhiệt kế, mẹ có thể thử độ nóng của nước bằng khuỷu tay. Một chút tinh dầu thảo dược như tràm, khuynh diệp… sẽ giúp giữ ấm và phòng tránh cảm cho bé.   Trong khi tắm + Nhúng người bé xuống chậu để nước ngập ngang ngực. Nếu bé hoảng sợ, mẹ có thể cho bé ngậm tay hoặc ti giả. + Thao tác tắm nhanh chóng, nhẹ nhàng, từ chân lên đầu. Gội đầu sau cùng và lau khô đầu ngay sau khi gội để tránh cho bé khỏi lạnh. + Đắp một chiếc khăn mỏng lên ngực bé và thường xuyên vắt nước ấm lên để giữ ấm ngực. + Thời gian từ khi bé nhúng người xuống nước cho đến khi ra khỏi chậu tắm không lâu hơn 5 phút để đảm bảo nước vẫn đủ ấm, chưa bị nguội. + Quấn một chiếc khăn to quanh bé ngay sau khi nhấc ra khỏi chậu tắm. + Giữ nguyên chiếc khăn tắm quấn quanh bé trong khi mẹ lau chân, mông và mặc tã, mặc quần. Sau đó mới cởi khăn ra để mặc nốt áo. Những ngày không tắm, mẹ vẫn cần làm vệ sinh cho con. Không nên cởi hết quần áo ra, mà cần làm sạch chỗ nào thì mới cởi chỗ đó. Chỉ cần lau sạch người với khăn mềm nhúng nước ấm là được. Và chú ý lau thật khô cho con sau đó mẹ nhé. Cảm giác nóng hay lạnh của bé sơ sinh không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn do độ ẩm môi trường và thân nhiệt tại thời điểm đó nữa. Vì thế nên mẹ hãy thường xuyên chạm vào da con để kiểm tra, đo thân nhiệt con bằng nhiệt kế, và chịu khó quan sát ghi nhớ để tích lũy kinh nghiệm, giữ cho con ấm áp và dễ chịu nhé. Tặng quà miễn phí: https://www.mamibuy.com.vn/talk/trial/