Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 4 tuần tuổi 】Mẹ bắt đầu hiểu thế nào là ốm nghén!

Thời thai nhi ở tuần thứ 4 này, que thử thai đã có thể cho mẹ kết quả vô cùng chính xác về việc mẹ đã mang thai dù vẻ bề ngoài của mẹ vẫn chẳng có chút thay đổi nào cả.

Thời thai nhi ở tuần thứ 4 này, que thử thai đã có thể cho mẹ kết quả vô cùng chính xác về việc mẹ đã mang thai dù vẻ bề ngoài của mẹ vẫn chẳng có chút thay đổi nào cả. Tuần này, mẹ có gì khác? Về thể trạng: - Các dấu hiệu ốm nghén của tuần trước bắt đầu trở nên nghiệm trọng hơn. Số lần mẹ cảm thấy buồn nôn tăng lên, mũi mẹ cũng nhạy cảm hơn, cảm giác mệt mỏi kéo dài … Cơ thể mẹ có những lúc cảm thấy như cạn kiệt hết năng lượng vậy. - Một số mẹ sẽ bắt đầu có hứng thú, cảm thấy thèm những món ăn, đồ uống mà trước đây mình chẳng hề để tâm tới. - Ngực và núm vú của mẹ ngày càng nhạy cảm. Mẹ thậm chí có thể nhìn thấy các tĩnh mạch bên trong đang căng lên khi thấy mạch xanh trên ngực. Một số mẹ có tốc độ tăng kích thước ngực lên rất nhanh, đầu vú trở nên sậm màu. Mẹ bắt đầu có thể chuyển size áo cũng như kiểu áo lót phù hợp với bản thân lúc này. - Dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn. Trong trường hợp dịch xuất hiện nhiều, có mùi hôi và gây ngứa, mẹ cần đi kiểm tra ngay. Lượng hormone tăng lên nhanh cùng thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo có thể làm cho mẹ bị nhiễm nấm thai kì - Một số mẹ cho biết mình thường gặp những cơn đau đầu. Tuy nhiên, mẹ cố gắng hạn chế dùng thuốc khi mang thai nhé. Mẹ có thể làm mình thấy dễ chịu hơn bằng việc nằm nghỉ ngơi, massage đầu hay di chuyển đến nơi không khí thoáng đãng hơn chẳng hạn. Về mặt cảm xúc: - Mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc em bé sẽ phát triển ra sao và dần dần thay đổi những nếp sinh hoạt, thói quen không tốt trước đây. - Sự lo lắng, băn khoăn không biết mình có thai hay chưa của mẹ chuyển sang nỗi lo “liệu mình làm điều này có ảnh hưởng đến em bé” hay “sao hôm nay mình nôn ít nhỉ, liệu thai có vấn đề gì không?” … Thai nhi phát triển như thế nào? - Em bé của mẹ tuần này trông vẫn chẳng khác gì một chú nòng nọc. Đầu là bộ phận to nhất của thai nhi, phần thân bé xíu nhưng đã có chồi nhỏ sau sẽ phát triển thành chân của bé. Điểm đặc biệt chính là thai nhi thay đổi hình dạng này mỗi ngày trong tuần thai này. Sự thay đổi thậm chí diễn ra ngay cả khi mẹ đang ngủ. - Cơ quan nội tạng dần hình thành. Dù thai nhi hiện giờ có kích thước rất nhỏ nhưng vẫn đủ khoảng không gian dành cho gan, thận, phổi … - Tuần này, hàm, cằm, má của bé hình thành với kích thước tí hon Mẹ nên làm gì? - Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày - Chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ như hoa quả, các loại hạt (hạt điều, óc chó, hạnh nhân …) để ăn vặt mỗi khi thấy đói hay khó chịu - Tránh các yếu tố, tác nhân có độc tố, hóa chất, tia Xquang hay các thói quen có nguy cơ cho sự phát triển của thai nhi - Mẹ có thể bị sụt cân do ốm nghén. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu. Mẹ đừng quên bổ sung các loại vitamin cần thiết trong trường hợp không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể bằng cách ăn uống. Mẹ cùng xem Thai nhi tuần 5 có gì khác nhé!